tuyensinh247

Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2 lịch sử 6 - Đề số 3 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2 lịch sử 6 - Đề số 3 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Quảng cáo

Đề bài

Câu 1. Bằng chứng chứng tỏ thuật luyện kim được phát minh ở nước ta là

A. phát hiện được nhiều thạp đồng.

B. phát hiện được nhiều trống đồng.

C. phát hiện được nhiều cục đồng, xỉ đồng, dây đổng, dùi đồng...

D. phát hiện được nhiều công cụ lao động bằng đồng.

Câu 2. Khi sản xuất nông nghiệp phát triển thì con người cần phải:

A. Định cư lâu dài để ổn định và phát triển sản xuất.

B. Di chuyển chỗ ở theo mùa để tiện cho việc sản xuất.

C. Thay đổi chỗ ở sau mỗi mùa thu hoạch.

D. Phải du canh, du cư.

Câu 3. Công cụ sản xuất bằng đá thời Phùng Nguyên (Phú Thọ), Hoa Lộc (Thanh Hóa) có đặc điểm gì?

A. Ghè đẽo qua loa, đơn giản.

B. Chỉ mài ở lưỡi cho sắc.

C. Mài nhẵn toàn bộ, hình dáng cân xứng.

D. Ghè đẽo cẩn thận, tỉ mỉ, hình dáng gọn đẹp.

Câu 4. Trong sự phân công động thời kì văn hóa Phùng Nguyên, Hoa Lộc người phụ nữ đảm nhiệm công việc gì?

A. đi sắn bắt, đánh cá, làm đồ gốm, dệt vải.

B. chế tác công cụ, đúc đồng, tham gia sản xuất nông nghiệp.

C. tham gia sản xuất nông nghiệp, làm đồ gốm, làm việc nhà.

D. làm đề tràn sức, đúc đồng, đi săn bắt, đánh cá.

Câu 5. Văn hóa Đông Sơn là văn hóa của vùng:

A. Tây Nam Bộ.

B. Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.

C. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

D. Đông Nam Bộ.

Câu 6. Sản xuất ngày càng phát triển ở thời nguyên thuỷ đã dẫn đến sự thay đổi trong xã hội là

A. công cụ lao động bằng kim loại thay thế công cụ lao động bằng đá.

B. sự phân biệt giàu nghèo, xã hội phân chia thành giai cấp rõ rệt.

C. các chiềng, chạ (làng bản), bộ lạc ra đời, chế độ phụ hệ thay thế dần chế độ mẫu hệ.

D. thủ công nghiệp phát triển tách khỏi sản xuất nông nghiệp.

Câu 7. Sự khác nhau của các ngôi mộ được chôn theo của cải, trang sức và ngôi mộ không có của cải chôn theo thể hiện điều gì?

A. Xã hội có sự phân hóa giàu, nghèo.

B. Nhiều thủ lĩnh chiếm lấy của cải dư thừa.  

C. Cuộc sống của con người ngày càng ổn định.

D. Sự tiến bộ của công cụ sản xuất.

Câu 8. Có nghề nông trồng lúa ra đời, từ đây con người có thể định cư lâu dài ở đồng bằng ven các con sông lớn bởi vì:

A. Ở đồng bằng việc đi lại dễ dàng, thuận lợi.

B. Đất phù sa màu mỡ, đủ nước tưới cho cây lúa, thuận lợi cho cuộc sống.

C. Ở đồng bằng thuận lợi cho việc phát triển đủ ngành nghề.

D. Ở đồng bằng có thể trao đổi, buôn bán giữa các vùng thuận lợi.

Câu 9. Đâu không phải nội dung thể hiện sự tiến bộ của công cụ sản xuất thời kì Phùng Nguyên (Phú Thọ), Hoa Lộc (Thanh Hóa) so với thời kì trước đó?

A. Công cụ lưỡi rìu đá có vai được mài rộng ra hai mặt.

B. Nhiều loại hình công cụ hơn.

C. Kĩ thuật làm đồ gốm được nâng lên (in hoa văn).

D. Nhiều chiếc rìu bằng hòn cuội được ghè đẽo, có hình thù rõ ràng.

Câu 10. Sự phân công lao động được hình thành xuất phát từ nhân tố nào?

A. Sản xuất nông nghiệp lúa nước ngày càng phát triển.

B. Con người tự mình đúc được một công cụ bằng đồng.

C. Phụ nữ tham gia sản xuất nông nghiệp và làm đồ gốm.

D. Nam giới đi đánh bắt và phụ trách chế tác công cụ lao động. 

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1.C

2.A

3.C

4.C

5.C

6.C

7.A

8.B

9.D

10.A

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 32.

Cách giải:

Ở Phùng Nguyên, Hoa Lộc và các di chỉ khác cùng thời trên khắp nước ta, người ta đã phát hiện được nhiều cục đồng, xỉ đồng, dây đồng, dùi đồng. Thuật luyện kim đã được phát minh.

Chọn: C

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 32.

Cách giải:

Theo các nhà khoa học, Việt Nam là quê hương của cây lúa hoang. Với nghề nông vốn có và với hàng loạt công cụ sản xuất được cải tiến, những người nguyên thủy đã sống định cư lâu dài ở vùng ven sông, ven biển. Nếu không định cư lâu dài thì không thể phát triển sản xuất nông nghiệp. Khi cuộc sống của con người dần ổn định thì vùng đồng bằng màu mỡ của các con sông lớn như: sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Cửu Long, … dần trở thành nơi sinh sống lâu dài của con người ở đây.

Chọn: A

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 31.

Cách giải:

Trong một số di chỉ như Phùng Nguyên (Phú Thọ), Hoa Lộc (Thanh Hóa), Lung Leng (Kon Tum) có niên đại cách ngày nay 4000 – 3000 năm, các nhà khảo cổ đã phát hiện được hàng loạt công cụ: những rìu đá, bôn đá được mài nhẵn toàn bộ, có hình dáng cân xứng.

Chọn: C

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 33.

Cách giải:

Sự phân công lao động được hình thành như sau:

- Người phụ nữ: tham gia sản xuất nông nghiệp, làm đồ gốm, dệt vải.

- Người đàn ông: làm nông nghiệp, đi săn bắt, đánh cá, phụ trách việc chế tác công cụ, bao gồm cả đúc đồng, làm đồ trang sức, về sau được gọi chung là các nghề thủ công.

Chọn: C

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 34.

Cách giải:

- Văn hóa Đông Sơn là văn hóa của vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Chọn: C

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 33.

Cách giải:

Sản xuất ngày càng phát triển đã giúp cho cuộc sống của con người ngày càng ổn định. Trên đồng bằng ven sông lớn ở mạn Bắc cũng như mạn Nam, hình thành hàng loạt làng bản, bấy giờ được gọi là chiềng chạ. Các làng bản ở vùng cao cũng nhiều hơn trước do con người đã định cư lâu dài. Dần dần hình thành các cụm chiềng, chạ hay làng bản có quan hệ chặt chẽ với nhau, được gọi là bộc lạc.

Vị trí của người đàn ông ngày càng cao hơn trong sản xuất cũng như trong gia đình, làng bản. Chế độ phụ hệ dần thay thế chế độ mẫu hệ.

Chọn: C

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 33, suy luận.

Cách giải:

Khi lương thực, của cải dư thừa, các gia đình cũng có thể nhập khác nhau. Người ta phát hiện nhiều ngôi mộ không có của cải chôn theo, song lại có vài ngôi mộ được chôn theo công cụ, đồ trang sức. Điều này cho thấy, xã hội bấy giờ đã bắt đầu có sự phân hóa giàu - nghèo tuy chưa rõ nét.

Chọn: A

Câu 8.

Phương pháp: sgk trang 32, suy luận.

Cách giải:

Khi nghề nông trồng lúa nước ra đời, con người có thể định cư lâu dài ở đồng bằng ven biển các con sông lớn như: sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Cửu Long, … Đây là những vùng có nhiều điều kiện thuận lợi cho canh tác nông nghiệp và cho cuộc sống, tiêu biểu là: đất đai màu mỡ, đủ nước tưới cho cây lúa và thuận lợi cho cuộc sống của con người.

=> Cuộc sống định cư con người xuất phát và gắn bó với nông nghiệp trồng lúa nước.

Chọn: B

Câu 9.

Phương pháp: sgk trang 23, suy luận.

Cách giải:

Sự cải tiến của công cụ sản xuất thời kì Phùng Nguyên (Phú Thọ), Hoa Lộc (Thanh Hóa) so với thời kì trước đó bao gồm nhiều loại hình công cụ:

- Đá: rìu, bôn đá mài nhẵn, cân xứng. Số công cụ bằng xương, sừng cũng nhiều hơn.

- Gốm: bình, vại, đĩa, cốc, in hoa văn.

Chọn: D

Câu 10.

Phương pháp: sgk trang 33, suy luận.

Cách giải:

Sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển ngày càng đòi hỏi con người phải chuyên tâm lo việc cuối cày, làm đất, gieo hạt, chăm bón, … Số người làm nông nghiệp tăng lên. Để có người làm việc ngoài đồng, phải có người ở nhà lo việc ăn uống => Sự phân công động là cần thiết.

Chọn: A

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close