Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 1 sử 11 - Đề số 11 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 1 lịch sử 11 - Đề số 11 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Quảng cáo
Đề bài Câu 1. Từ thời vua Môngkút (Rama IV, trị vì từ năm 1851 đến năm 1868), nước Xiêm (Thái Lan) đã thực hiện chủ trương gì để phát riển đất nước? A. Kêu gọi vốn đầu tư từ nước ngoài B. Mở cửa buôn bán với bên ngoài. C. Kêu gọi sự ủng hộ của Pháp D. Ban bố các đạo luật nhằm phát triển kinh tế Câu 2. Những cải cách ở Xiêm từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX đều theo khuôn mẫu từ A. Các nước phương Đông B. Các nước phương Tây C. Nhật Bản D. Trung Quốc Câu 3. Chính sách ngoại giao mềm dẻo của Xiêm được thể hiện ở việc A. Vừa lợi dụng Anh - Pháp vừa tiến hành cải cách để tạo nguồn lực cho đất nước B. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” giữa hai thế lực Anh – Pháp vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc để giữ gìn chủ quyền C. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” vừa chấp nhận kí kết hiệp ước bất bỉnh đằng với các đế quốc Anh, Pháp D. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” vừa phát huy nguồn lực của đấ nước để phát triển Câu 4. Năm 1893 là năm đánh dấu sự kiện gì ở Lào? A. kết thúc vai trò của giai cấp phong kiến. B. quốc gia này thực sự biến thành thuộc địa của Pháp. C. kết thúc các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp xâm lược. D. sự liên minh chặt chẽ với nhân dân Việt Nam chống Pháp xâm lược. Câu 5. Lực lượng nghĩa quân nào ở Việt Nam đã liên kết với nghĩa quân của Pu-côm-bô? A. Trường Quyền, Nguyễn Trung Trực. B. Trương Định, Võ Duy Dương. C. Trương Quyền, Võ Duy Dương. D. Trương Định, Nguyễn Hữu Huân. Câu 6. Ý nào phản ánh không đúng nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự thất bại của các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Đông Dương cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX? A. Mang tính tự phát. B. Lực lượng quân Pháp ở Đông Dương rất mạnh, đủ sức đàn áp phong trào. C. Thiếu đường lối đúng đắn và thiếu tổ chức mạnh. D. Chưa có sự đoàn kết, phối hợp đấu tranh. Câu 7. Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không bị các nước đế quốc biến thành thuộc địa vì A. Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo B. Thực hiện chính sách dựa vào các nước lớn C. Tiến hành cải cách để phát triển nguồn lực đất nước, thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo D. Chấp nhận kí kết các hiệp ước bất bình đẳng với các đế quốc Anh, Pháp Câu 8. Tại sao ở cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, Xiêm được coi là nước đệm giữa hai thế lực đế quốc Anh và Pháp? A. Xiêm có vị trí nằm giữa khu vực thuộc địa của Anh và Pháp ở Đông Nam Á. B. Anh và Pháp thỏa thuận không biến Xiêm thành thuộc địa riêng. C. Xiêm có biên giới giáp thuộc địa Đông Dương của Pháp. D. Xiêm có biên giới giáp thuộc địa Mã Lai và Miến Điện của Anh. Câu 9. Đặc điểm trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của ba nước Đông Dương là? A. Đoàn kết với nhau cùng chống kẻ thù chung. B. Tiến hành độc lập với nhau. C. Hình thức đấu tranh phong phú. D. Phong trào diễn ra lẻ tẻ Câu 10. Đặc điểm quá trình xâm lược của các nước đế quốc ở khu vực Đông Nam Á? A. Diễn ra nhanh, dồn dập. B. Có sự tranh chấp giữa các nước. C. Kéo dài liên tục từ thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XIX. D. Sự phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc không đồng đều. Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Phương pháp: Sgk trang 24. Cách giải: Đến thời vua Môngkút (Rama IV, trị vì từ năm 1851 đến năm 1868), nước Xiêm (Thái Lan) đã thực hiện chủ trương buôn bán với nước ngoài, mở của buôn bán với bên ngoài, lợi dụng sự kiềm chế lẫn nhau giữa các nước tư bản để bảo vệ độc lập của đất nước. Chọn đáp án: B Câu 2. Phương pháp: Sgk trang 25. Cách giải: Năm 1892, Ra-ma V đã tiến hành hàng loạt các cải cách theo khuôn mẫu của các nước phương Tây về hành chính, tài chính, quân sự, giáo dục,…,tạo cho nước Xiêm một bộ mặt mới, phát triển theo hướng Tư bản chủ nghĩa,… Chọn đáp án: B Câu 3. Phương pháp: Sgk trang 25. Cách giải: Chính sách ngoại giao mềm dẻo của Xiêm là vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” giữa hai thế lực đế quốc Anh – Pháp, vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào, Mã Lai) để giữ gìn chủ quyền đất nước. Chọn đáp án: B Câu 4. Phương pháp: Sgk trang 23. Cách giải: Tiến hành đàm phán với Xiêm, Pháp đạt được Hiệp ước 1893, theo đó chính phủ Xiêm thừa nhận quyền cai trị của Pháp ở Lào. Như vậy, Lào thực sự biến thành thuộc địa của Pháp từ năm 1893. Chọn đáp án: B Câu 5. Phương pháp: Sgk trang 23. Cách giải: Khi Pu-côm-bô khởi nghĩa, Trương Quyền (con trai Trương Định) và Võ Duy Dương (Thiên hộ Dương) đã liên kết với nghĩa quân Pu-côm-bô đánh Pháp. Chọn đáp án: C Câu 6. Phương pháp: Sgk trang 24, suy luận. Cách giải: Nguyên nhân dẫn đến thất bại của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Đông Dương cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là: - Nguyên nhân khách quan: lực lượng thực dân Pháp rất mạnh, đủ sức đàn áp phong trào cách mạng ở Đông Dương. - Nguyên nhân chủ quan: + Các phong trào mang tính tự phát. + Thiếu đường lối đúng đắn và thiếu tổ chức mạnh. Chọn đáp án: B Câu 7. Phương pháp: sgk trang 25, suy luận. Cách giải: Rama V đặc biệt quan tâm đến hoạt động ngoại giao. Nhờ chinh sách ngoại giao mềm dẻo, nước Xiêm vừa lợi dụng vị trí nước đệm giữa hai thế lực đế quốc Anh – Pháp, vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Campuchia, Lào và Mã Lai) để giữ gìn chủ quyền đất nước. Nhờ vậy, Xiêm không bị biến thành thuộc địa như các nước trong khu vực, mà vẫn giữ được độc lập mặc dù chịu nhiều lệ thuộc về chính trị, kinh tế vào Anh và Pháp. Chọn đáp án: C Câu 8. Phương pháp: suy luận. Cách giải: Vị trí thuận lợi đã cho phép Xiêm trở thành “khu đệm” trong quan hệ với các nước phương Tây, chủ yếu là Anh và Pháp. Chính lợi thế này đã giúp Xiêm lợi dụng tốt sự kiềm tỏa của nhiều nước tư bản để thông qua đó bảo toàn chủ quyền thực sự của dân tộc. Chọn đáp án: A Câu 9. Phương pháp: phân tích, đánh giá. Cách giải: Phong trào đấu tranh của nhân dân ba nước Đông Dương tuy thất bai nhưng đã thể hiện tinh thần yêu nước và tình đoàn kết của ba nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp. Chon đáp án: A Câu 10. Phương pháp: phân tích, đánh giá. Cách giải:
Chọn đáp án: C Loigiaihay.com
Quảng cáo
|