Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 9 - Đề số 1

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

 Trong các từ sau, từ nào không phải là từ tượng hình?

  • A
    chót vót
  • B
    khúc khủy
  • C
    non nước
  • D
    tầm tã
Câu 2 :

 Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh?

  • A
    cheo leo
  • B
    sừng sững
  • C
    róc rách
  • D
    chang chang
Câu 3 :

 Câu văn: “Nếu như ở nam Hải Vân nắng chang chang thì ở bắc Hải Vân trời lại rét và mưa tầm tã.” là câu gì?

  • A
    Câu đơn
  • B
    Câu bị động
  • C
    Câu chủ động
  • D
    Câu ghép
Câu 4 :

 Đọc đoạn văn sau:

Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi.  Vừa thấy tôi, lão báo ngay :

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !

- Cụ bán rồi ?

- Bán rồi ! Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc.

Tôi hỏi cho có chuyện :

- Thế nó cho bắt à ?

Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...

Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào?

  • A
    Làng
  • B
    Lão Hạc
  • C
    Trong lòng mẹ
  • D
    Tôi đi học
Câu 5 :

 Đọc đoạn văn sau:

Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi.  Vừa thấy tôi, lão báo ngay :

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !

- Cụ bán rồi ?

- Bán rồi ! Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc.

Tôi hỏi cho có chuyện :

- Thế nó cho bắt à ?

Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...

Từ tượng thanh trong đoạn văn trên là?

  • A
    ầng ậng
  • B
    móm mém
  • C
    hu hu
  • D
    ái ngại
Câu 6 :

 Hoàn chỉnh đoạn thơ sau:

Sáng ra bờ suối, tối vào hang

……………………………………

Cuộc đời cách mạng thật là sang

  • A
    Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng / Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
  • B
    Nam quốc sơn hà nam đế cư / Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
  • C
    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm / Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
  • D
    Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo / Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Câu 7 :

 Bài thơ Tức cảnh Pác Bó do ai sáng tác?

  • A
    Phạm Văn Đồng
  • B
    Hồ Chí Minh
  • C
    Nguyễn Khuyến
  • D
    Nguyễn Du
Câu 8 :

 Câu thơ: “Hồn ở đâu bây giờ ?” (Vũ Đình Liên – Ông Đồ) thuộc kiểu câu nào?

  • A
    Câu nghi vấn
  • B
    Câu cảm thán
  • C
    Câu trần thuật
  • D
    Câu cầu khiến
Câu 9 :

 Ý nghĩa của bài thơ Tức cảnh Pác Bó là gì?

  • A
    Ca ngợi tình bạn chân thành thắm thiết, đậm đà, mộc mạc và tràn đầy niềm vui dân dã của tác giả
  • B
    Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam
  • C
    Thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế của tác giả
  • D
    Thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng gian khổ
Câu 10 :

 Đọc đoạn trích sau:

Cai lệ không để cho chị nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:

- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồn xin khất

Câu nghi vấn trong đoạn văn trên có tác dụng gì?

  • A
    Dùng để cầu khiến
  • B
    Dùng để khẳng định
  • C
    Dùng để phủ định
  • D
    Dùng để đe dọa

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

 Trong các từ sau, từ nào không phải là từ tượng hình?

  • A
    chót vót
  • B
    khúc khủy
  • C
    non nước
  • D
    tầm tã

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Từ tượng thanh là "tầm tã"

Câu 2 :

 Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh?

  • A
    cheo leo
  • B
    sừng sững
  • C
    róc rách
  • D
    chang chang

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Từ tượng thanh là "róc rách"

Câu 3 :

 Câu văn: “Nếu như ở nam Hải Vân nắng chang chang thì ở bắc Hải Vân trời lại rét và mưa tầm tã.” là câu gì?

  • A
    Câu đơn
  • B
    Câu bị động
  • C
    Câu chủ động
  • D
    Câu ghép

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Là câu ghép

Câu 4 :

 Đọc đoạn văn sau:

Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi.  Vừa thấy tôi, lão báo ngay :

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !

- Cụ bán rồi ?

- Bán rồi ! Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc.

Tôi hỏi cho có chuyện :

- Thế nó cho bắt à ?

Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...

Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào?

  • A
    Làng
  • B
    Lão Hạc
  • C
    Trong lòng mẹ
  • D
    Tôi đi học

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm Lão Hạc

Câu 5 :

 Đọc đoạn văn sau:

Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi.  Vừa thấy tôi, lão báo ngay :

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !

- Cụ bán rồi ?

- Bán rồi ! Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc.

Tôi hỏi cho có chuyện :

- Thế nó cho bắt à ?

Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...

Từ tượng thanh trong đoạn văn trên là?

  • A
    ầng ậng
  • B
    móm mém
  • C
    hu hu
  • D
    ái ngại

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Từ tượng thanh trong đoạn văn trên là hu hu

Câu 6 :

 Hoàn chỉnh đoạn thơ sau:

Sáng ra bờ suối, tối vào hang

……………………………………

Cuộc đời cách mạng thật là sang

  • A
    Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng / Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
  • B
    Nam quốc sơn hà nam đế cư / Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
  • C
    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm / Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
  • D
    Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo / Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang

Câu 7 :

 Bài thơ Tức cảnh Pác Bó do ai sáng tác?

  • A
    Phạm Văn Đồng
  • B
    Hồ Chí Minh
  • C
    Nguyễn Khuyến
  • D
    Nguyễn Du

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bài thơ Tức cảnh Pác Bó do Hồ Chí Minh sáng tác

Câu 8 :

 Câu thơ: “Hồn ở đâu bây giờ ?” (Vũ Đình Liên – Ông Đồ) thuộc kiểu câu nào?

  • A
    Câu nghi vấn
  • B
    Câu cảm thán
  • C
    Câu trần thuật
  • D
    Câu cầu khiến

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Câu thơ: “Hồn ở đâu bây giờ ?” (Vũ Đình Liên – Ông Đồ) thuộc kiểu câu nghi vấn

Câu 9 :

 Ý nghĩa của bài thơ Tức cảnh Pác Bó là gì?

  • A
    Ca ngợi tình bạn chân thành thắm thiết, đậm đà, mộc mạc và tràn đầy niềm vui dân dã của tác giả
  • B
    Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam
  • C
    Thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế của tác giả
  • D
    Thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng gian khổ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ý nghĩa của bài thơ Tức cảnh Pác Bó là: thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng gian khổ

Câu 10 :

 Đọc đoạn trích sau:

Cai lệ không để cho chị nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:

- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồn xin khất

Câu nghi vấn trong đoạn văn trên có tác dụng gì?

  • A
    Dùng để cầu khiến
  • B
    Dùng để khẳng định
  • C
    Dùng để phủ định
  • D
    Dùng để đe dọa

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Câu nghi vấn trong đoạn văn trên có tác dụng: đe dọa

close