Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 7 Kết nối tri thức - Đề số 2

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Đề bài

Câu 1 :

Theo bài thơ Chuyện cổ tích về loài người, điều gì là vật sinh ra trước nhất trên Trái Đất?

  • A
    Cây cỏ
  • B
    Trẻ con
  • C
    Người mẹ
  • D
    Trái Đất
Câu 2 :

Nhân hóa là gì?

  • A
    Làm sự vật trở nên sống động hơn, khác lạ hơn
  • B
    Gọi tên sự vật, hiện tượng này, bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương cận
  • C
    Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng với nhau
  • D
    Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị những suy nghĩ, tình cảm của con người
Câu 3 :

Đâu là tác dụng của phép nhân hóa?

  • A
    Làm cho các đối tượng hiện lên đầy đủ hơn
  • B
    Thể hiện tình cảm cửa người viết trong văn bản
  • C
    Giúp cho các đối tượng hiện lên sinh động, có hồng
  • D
    Tất cả các đáp án trên
Câu 4 :

Điệp từ, điệp ngữ là gì?

  • A
    Việc vận dụng sự gần âm, đồng âm để tạo ra lối diễn đạt vui nhộn, hài hước
  • B
    Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh
  • C
    Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng với nhau
  • D
    Gọi tên sự vật, hiện tượng này, bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương cận
Câu 5 :

Nêu tác dụng của kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ sau:

Mồ hôi mà đổ xuống đồng,

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.

Mồ hôi mà đổ xuống vườn,
Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ tằm.

Mồ hôi mà đổ xuống đầm,
Cá lội phía dưới, rau nằm phía trên.

(Thanh Tịnh)

  • A
    Gợi cảm xúc đột ngột, ngỡ ngàng
  • B
    Nhấn mạnh sự thay đổi rất nhanh của thời gian
  • C
    Nhấn mạnh giá trị to lớn của những giọt mồ hôi – sức lao động của con người
  • D
    Nhấn mạnh vị trí – nơi diễn ra những kỉ niệm đẹp của thời thơ ấu; gợi cảm xúc yêu thương, gắn bó
Câu 6 :

Tác dụng của dấu hai chấm là gì?

  • A
    Đánh dấu phần có chức năng chú thích (giải thích, bổ sung, thuyết minh)
  • B
    Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang)
  • C
    Đánh dấu (báo trước) phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó
  • D
    Đáp án B và C đúng
Câu 7 :

Chỉ ra tác dụng của dấu hai chấm trong ví dụ sau:

Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng không! Nó cứ làm in như là nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo với tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?” Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đi đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!”

(Lão Hạc)

  • A
    Đánh dấu lời dẫn trực tiếp
  • B
    Đánh dấu lời đối thoại
  • C
    Đánh dấu phần bổ sung cho phần trước đó
  • D
    Đánh dấu phần giải thích cho phần trước đó
Câu 8 :

Trong văn bản Bức tranh của em gái tôi, trước đó người anh có thái độ gì với em gái?

  • A
    Bực bợi, khó chịu vì em gái hay lục lọi
  • B
    Xem thường, cho là em nghịch ngợm
  • C
    Lấy làm lạ, bí mật theo dõi em
  • D
    Ngăn cản không cho em nghịch
Câu 9 :

Tự sự là gì?

  • A
    Kể lại một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc
  • B
    Dùng ngôn ngữ làm cho người đọc, người nghe có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang diễn ra trước mắt
  • C
    Cung cấp, giới thiệu… những tri thức về sự vật, hiện tượng nào đó
  • D
    Dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc
Câu 10 :

Miêu tả là gì?

  • A
    Dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc
  • B
    Dùng ngôn ngữ làm cho người đọc, người nghe có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang diễn ra trước mắt
  • C
    Cung cấp, giới thiệu… những tri thức về sự vật, hiện tượng nào đó
  • D
    Kể lại một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn dến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Theo bài thơ Chuyện cổ tích về loài người, điều gì là vật sinh ra trước nhất trên Trái Đất?

  • A
    Cây cỏ
  • B
    Trẻ con
  • C
    Người mẹ
  • D
    Trái Đất

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ôn lại nội dung bài thơ

Lời giải chi tiết :

Theo bài thơ, trẻ con là vật sinh ra trước nhất trên Trái Đất

Câu 2 :

Nhân hóa là gì?

  • A
    Làm sự vật trở nên sống động hơn, khác lạ hơn
  • B
    Gọi tên sự vật, hiện tượng này, bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương cận
  • C
    Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng với nhau
  • D
    Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị những suy nghĩ, tình cảm của con người

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ôn lại kiến thức về nhân hóa

Lời giải chi tiết :

Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị những suy nghĩ, tình cảm của con người

Câu 3 :

Đâu là tác dụng của phép nhân hóa?

  • A
    Làm cho các đối tượng hiện lên đầy đủ hơn
  • B
    Thể hiện tình cảm cửa người viết trong văn bản
  • C
    Giúp cho các đối tượng hiện lên sinh động, có hồng
  • D
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Ôn lại kiến thức về phép nhân hóa

Lời giải chi tiết :

Nhân hóa giúp cho các đối tượng hiện lên sinh động, có hồn

Câu 4 :

Điệp từ, điệp ngữ là gì?

  • A
    Việc vận dụng sự gần âm, đồng âm để tạo ra lối diễn đạt vui nhộn, hài hước
  • B
    Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh
  • C
    Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng với nhau
  • D
    Gọi tên sự vật, hiện tượng này, bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương cận

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ôn lại kiến thức về điệp từ, điệp ngữ

Lời giải chi tiết :

Điệp từ, điệp ngữ là khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh

Câu 5 :

Nêu tác dụng của kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ sau:

Mồ hôi mà đổ xuống đồng,

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.

Mồ hôi mà đổ xuống vườn,
Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ tằm.

Mồ hôi mà đổ xuống đầm,
Cá lội phía dưới, rau nằm phía trên.

(Thanh Tịnh)

  • A
    Gợi cảm xúc đột ngột, ngỡ ngàng
  • B
    Nhấn mạnh sự thay đổi rất nhanh của thời gian
  • C
    Nhấn mạnh giá trị to lớn của những giọt mồ hôi – sức lao động của con người
  • D
    Nhấn mạnh vị trí – nơi diễn ra những kỉ niệm đẹp của thời thơ ấu; gợi cảm xúc yêu thương, gắn bó

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Ôn lại kiến thức của điệp từ, điệp ngữ

Lời giải chi tiết :

Kiểu điệp ngữ trong đoạn văn nhấn mạnh giá trị to lớn của những giọt mồ hôi – sức lao động của con người

Câu 6 :

Tác dụng của dấu hai chấm là gì?

  • A
    Đánh dấu phần có chức năng chú thích (giải thích, bổ sung, thuyết minh)
  • B
    Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang)
  • C
    Đánh dấu (báo trước) phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó
  • D
    Đáp án B và C đúng

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Ôn tập về dấu hai chấm

Lời giải chi tiết :

Tác dụng của dấu hai chấm là: Đánh dấu phần có chức năng chú thích (giải thích, bổ sung, thuyết minh)

Câu 7 :

Chỉ ra tác dụng của dấu hai chấm trong ví dụ sau:

Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng không! Nó cứ làm in như là nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo với tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?” Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đi đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!”

(Lão Hạc)

  • A
    Đánh dấu lời dẫn trực tiếp
  • B
    Đánh dấu lời đối thoại
  • C
    Đánh dấu phần bổ sung cho phần trước đó
  • D
    Đánh dấu phần giải thích cho phần trước đó

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Ôn lại kiến thức về dấu hai chấm

Lời giải chi tiết :

Dấu ngoặc chấm trong đoạn trên dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp

Câu 8 :

Trong văn bản Bức tranh của em gái tôi, trước đó người anh có thái độ gì với em gái?

  • A
    Bực bợi, khó chịu vì em gái hay lục lọi
  • B
    Xem thường, cho là em nghịch ngợm
  • C
    Lấy làm lạ, bí mật theo dõi em
  • D
    Ngăn cản không cho em nghịch

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung văn bản Bức tranh của em gái tôi

Lời giải chi tiết :

Từ trước cho đến khi nhìn thấy em gái tự chế màu vẽ: nhìn em bằng cái nhìn xem thường, cho là em nghịch ngợm

Câu 9 :

Tự sự là gì?

  • A
    Kể lại một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc
  • B
    Dùng ngôn ngữ làm cho người đọc, người nghe có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang diễn ra trước mắt
  • C
    Cung cấp, giới thiệu… những tri thức về sự vật, hiện tượng nào đó
  • D
    Dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Tự sự là kể lại một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc

Câu 10 :

Miêu tả là gì?

  • A
    Dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc
  • B
    Dùng ngôn ngữ làm cho người đọc, người nghe có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang diễn ra trước mắt
  • C
    Cung cấp, giới thiệu… những tri thức về sự vật, hiện tượng nào đó
  • D
    Kể lại một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn dến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Miêu tả là dùng ngôn ngữ làm cho người đọc, người nghe có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang diễn ra trước mắt

close