Đề cương ôn tập lí thuyết học kì 2 môn Tiếng Anh 10 mới

Đề cương ôn tập lí thuyết học kì 2 môn Tiếng Anh 10 mới tổng hợp toàn bộ kiến thức bám sát SGK và chương trình Tiếng Anh của Bộ Giáo dục, giúp học sinh hiểu và nắm vững kiến thức đã học

Quảng cáo

THỂ BỊ ĐỘNG CỦA ĐỘNG TỪ KHUYẾT THIẾU

Nếu trong câu chủ động có những động từ khiếm khuyết: can, could, may, might, will, would, shall, should, ought to, must, have to, used to,... thì trong câu bị động sẽ được chuyển như sau:

Activel: S + can/ may/ should/ must…+ V nguyên thể

Passive: S + can/ may/ should/ must…+ be + Vp2

Ex: Active: I can use this machine.

(Tôi có thể sử dụng cái máy này.)

Passive: This machine can be used (by me).

(Cái máy này có thể được dùng bởi tôi.)

                                                                                                                                

Thể bị động được dùng khi:

a) Không biết hay không cần biết đến tác nhân thực hiện hành động.

Ex: This house can be built in 1999.

(Ngôi nhà này có thể dược xây vào năm 1999.)

b) Muốn nhấn mạnh người hoặc vật thực hiện hành động bởi một cụm từ bắt đầu với “by”.

Ex: A new bridge may be built by local people.

(Cây cầu mới này có thể dược xây bởi người dân địa phương.)

 

SO SÁNH HƠN CỦA TÍNH TỪ

(Comparative adjectives)

1. Định nghĩa

+ So sánh hơn chỉ sử dụng khi có hai người, hai sự vật, hoặc hai sự việc nào đó đi đưa ra để so sánh.

+ Khi dùng so sánh thì phải có tính từ đi kèm vào.

+ Tính từ được chia làm hai loại: tính từ ngắn và tính từ dài.

*  Tính từ ngắn là tính từ có một âm tiết ví dụ như: strong, big, nice ... Tuy nhiên tính có hai vần tận cùng bằng y, er, le, ow, some cũng được xem là tính từ ngắn, ví dụ handsome, simple, narrow, pretty, clever.

*  Tính từ dài là tính từ có từ hai vần trở lên.

2.   Cấu trúc so sánh hơn

a. Với tính từ ngắn

N1 + be + adj-er + than + N2

Ex:

- Your house is bigger than Lan’s house.

(Nhà của bạn thì lớn hơn nhà của Lan.)

- The life in the country is simpler than that in the city.

(Cuộc sống ở nông thôn thì giản dị hơn cuộc sống ở thành thị.)

b)  Với tính từ dài

N1 + be + more + adj + than + N2

Ex:

- She is more beautiful than her younger sister.

(Cô ấy đẹp hơn em gái của cô ta.)

- This chair is more comfortable than that chair.

(Cái ghế này thì thoải mái hơn cái ghế kia.)

Chú ý:

Trước so sánh hơn của tính từ, chúng ta có thể sử dụng a bit, a little, much, a lot far (= a lot).

Ex: You should go to there by bus. It costs much cheaper.

(Bạn nên đi đến đó bằng xe buýt. Nó rẻ hơn nhiều.)

 

SO SÁNH NHẤT CỦA TÍNH TỪ

(Superlative adjectives)

1. Định nghĩa

So sánh nhất chỉ sử dụng khi có từ ba người, ba sự vật, ba sự việc trở lên để so sánh nhằm đưa ra mức độ lớn nhất đối với những cái khác.

2. Cấu trúc so sánh nhất

a. Với tính từ ngắn

S + be + the + adj –est…

Ex:

- Mai is the most beautiful girl in this class.

(Mai là cô gái xinh dẹp nhất lớp.)

- Nhung is the shortest of the three sisters.

(Nhung là người thấp nhất trong ba chị em.)

Lưu ý: Trong so sánh nhất hai giới từ “in” và of thường hay được sử dụng. Chúng ta dùng” of”  khi chỉ về số lượng dùng in khi chỉ về nơi chốn.

b. Với tính từ dài

S + be + the + most + adj …

Ex:

- The lion is the most dangerous animal of the three. 

(Sư tử là loài nguy hiểm nhất trong ba loài này.)

- The brown dress is the most expensive.  

(Chiếc váy màu nâu là đắt nhất.)

3. Cách thêm đuôi –er, -est của tính từ ngắn

a. Với tính từ ngắn kết thúc bằng -y: Trong câu so sánh hơn ta bỏ -y thay bằng -ier, trong câu so sánh nhất ta bỏ -y thay bằng – iest.

Ví dụ:

- You are look happier than your husband. What’s happen? (Bạn trông vui vẻ hơn anh chồng nhiều đấy. Có chuyện gì thế?)

- You are reading the funniest example in the world (Bạn đang đọc ví dụ buồn cười nhất thế giới đây)

b. Với tính từ ngắn kết thúc bằng -e: Trong câu so sánh hơn: Thêm -r vào sau cùng, Trong câu so sánh nhất, thêm -st vào sau cùng

Ví dụ:

- Your crush looks nicer than your ex. (Crush hiện tại của bạn trông tuyệt vời hơn tình cũ đó)

- My crush is always the nicest on my heart (Crush của tôi lúc nào cũng là tuyệt vời nhất trong tim tôi rồi)

c.Với tính từ ngắn có nguyên âm đứng trước phụ âm sau cùng: Trong câu so sánh hơn và so sánh nhất sẽ cần gấp đôi phụ âm và thêm theo quy tắc như thông thường.

Ví dụ:

- My thumb is bigger than my pinky (Ngón tay cái của mình to hơn ngón út)

- My house is the biggest in this town (Ngôi nhà tôi to nhất ở thành phố này)

 

MẠO TỪ

Có hai loại mạo từ:

- MẠO TỪ KHÔNG XÁC ĐỊNH hay còn gọi là MẠO TỪ BẤT ĐỊNH (indefinite articles)

-  MẠO TỪ XÁC ĐỊNH (definite articles)

A. Mạo từ không xác định (Non – definite article) : a/an

1. Mạo từ “a”: đứng trước danh từ đếm được, số ít và danh từ đó phải có phiên âm bắt đầu bằng một phụ âm.

Ví dụ:

- a cat

- a dog

Trong trường hợp danh từ bắt đầu bằng nguyên âm, nhưng phiên âm bắt đầu bằng phụ âm thì ta theo nguyên tắc thêm “a”

Ví dụ:

- a university /ˌjuːnɪˈvɜːsəti/(một trường đại học)

- a union /ˈjuːniən/ (một liên minh)

2. Mạo từ “an”: Đứng trước danh từ đếm được số ít và danh từ đó có phiên âm bắt đầu bằng một nguyên âm (a,e,i,o,u).

Ví dụ:

- an apple (một quả táo)

- an umbrella (một cái ô)

Trong trường hợp danh từ bắt đầu bằng phụ âm, nhưng phiên âm bắt đầu bằng nguyên âm thì ta theo nguyên tắc thêm “a”

Ví dụ:

- an hour /ˈə(r)/ (một giờ)

- an “L” /el/ (chữ cái L)

3. Cách sử dụng:

+ Thường đứng trước danh từ đếm được, số ít và đó là một danh từ chỉ chung chung, không xác định (được nhắc đến lần đầu tiên).

Ví dụ: I bought a cat yesterday. (Tôi mua một con mèo hôm qua)

Ta thấy “con mèo” trong trường hợp này lần đầu được nhắc đến và người NGHE trước đó không biết đó là con mèo nào nên ta sử dụng mạo từ không xác định.

 

+ Dùng trong các từ ngữ chỉ lượng nhất định

Ví dụ: A lot, a couple (một đôi/cặp), a third (một phần ba)

A dozen (một tá), a hundred (một trăm, a quarter (một phần tư)

B. Mạo từ xác định (definite articles): “the”

+ Đứng trước một danh từ xác định đã được nhắc ở phía trước (người NGHE đã biết được đối tượng mà người nói nhắc đến là gì)

Ví dụ: I bought a cat and a dog yesterday. The cat is white and the dog is black. (Hôm qua tôi mua một con mèo và một con chó. Con mèo thì màu trắng và con chó thì màu đen.)

Ta thấy khi nói câu thứ nhất thì người NÓI lần đầu nhắc tới “con mèo” và “con chó”. Lúc này người NGHE chưa biết cụ thể đó là “con mèo” và “con chó” nào nên mạo từ KHÔNG XÁC ĐỊNH “a” được sử dụng trước danh từ “cat” và “dog”. Tuy nhiên, khi nói câu thứ hai thì người NGHE đã xác định được “con mèo” và “con chó” mà người NÓI muốn nhắc tới (là hai con vật mới được mua) nên MẠO TỪ XÁC ĐỊNH “the” được sử dụng trước danh từ “cat” và “dog”.

+ Đứng trước một danh từ mà sau danh từ đó có một mệnh đề hay cụm từ theo sau làm rõ nghĩa.

Ví dụ: 

- I know the girl who is standing over there. (Tôi biết cô gái mà đang đứng ở đằng kia.)

Ta thấy mệnh đề quan hệ “who is standing over there” là mệnh đề theo sau để bổ nghĩa cho danh từ “girl” nên ta sử dụng mạo từ “the” phía trước danh từ “girl”.

- The man with brown eyes is my husband. (Người đàn ông mà có đôi mắt nâu là chồng của tôi.)

Ta thấy cụm từ “with brown eyes” là cụm từ theo sau để bổ nghĩa cho danh từ “man” nên trước “man” ta cần sử dụng mạo từ “the”.

+ Đứng trước các danh từ là chỉ người hoặc vật chỉ có DUY NHẤT.

 Ví dụ:

- The earth. the sun.

- The president of America is Obama now. (Tổng Thống Mỹ bây giờ là ông Obama.)

 + Đứng trước một tính từ để chỉ một cộng đồng người.

Ví dụ:  the rich (người giàu), the poor (người nghèo),…

- The deaf are not able to hear. (Những người điếc đều không thể nghe.)

- The rich have a lot more money than the poor (Những người giàu có nhiều tiền hơn rất nhiều so với người nghèo.) 

+ Đứng trước danh từ riêng chỉ HỌ ở dạng số nhiều để nói đến cả vợ chồng hay cả gia đình.

Ví dụ: the Smiths, the Nguyen,…

- The Browns are travelling in Vietnam now. (Ông bà Brown / Gia đình ông bà Brown bây giờ đang du lịch ở Việt Nam.) 

+ Sử dụng trong cấu trúc chỉ địa điểm, nơi chốn, hay phương hướng

Giới từ + the + Danh từ (chỉ địa điểm, phương hướng)

Ví dụ: I live in the North of Vietnam. (Tôi sống ở phía Bắc của Việt Nam) 

+ Sử dụng trước các danh từ chỉ nhạc cụ

Ví dụ: My daughter is playing the piano. (Con gái tôi đang chơi đàn piano.)

My father plays the violin very well. (Bố tôi chơi đàn vi-ô-lông rất giỏi.)

+ Sử dụng trong cấu trúc so sánh hơn nhất

Cấu trúc: the most + adj/ the adj-est

Ví dụ: Your sister is the most intelligent girl I’ve ever met. (Em gái bạn là cô gái thông minh nhất mà tôi từng gặp.)

C. Các trường hợp không sử dụng mạo từ “a/an/the”.

+ Trước các danh từ riêng chỉ TÊN về địa điểm như quốc gia, thành phố, quận, thị xã,..

Ví dụ: My sister wants to go to England in the near future. (Em gái tôi muốn tới nước Anh trong tương lai gần)

I live in Hanoi with my family. (Tôi sống ở Hà Nội với gia đình của tôi)

Ta thấy “England” là tên của một quốc gia, “Hanoi” là tên của một thành phố và trước chúng ta không sử dụng mạo từ. 

+ Trước thứ, năm

Ví dụ:

- My son goes to school from Monday to Friday. (Con trai tôi tới trường từ thứ 2 đến thứ 6)

Ta thấy “Monday” và “Tuesday” là hai thứ trong tuần nên ta không sử dụng mạo từ trước chúng.

- In 2000

+ Trước các môn thể thao

Ví dụ: I like playing badminton and football. (Tôi thích chơi cầu lông và bóng đá)

Ta thấy “badminton” và “football” là hai môn thể thao nên ta không sử dụng mạo từ phía trước.

+ Trước Danh từ như là school / hospital / collExe / university / work / sea / bed / court / prison / market để diễn tả mục đích chính.
- We got to church (To pray Mục đích chính là để cầu nguyện)
- We went toward to the church. (Chúng ta đi đến nhà thờ.)
- The sailor have done to sea (to work: Ra biển để làm việc)
- We are going to the sea next weekend. (Ra bờ biển)
- I met her at collExe.

+ Trước at+ các buổi của ngày và đêm.
at dawn;
at sunset / sunrise.
at noon / midnight /night
at /by / after / until 8 o'clock.

+ Trước Danh từ chỉ phương tiện vận tải như là by bus / by train / by plane / by car / on foot / on horse-back.

We travelled all over Europe by bus.
I came here on the local bus.

+ Trước danh từ chỉ tên ngôn ngữ

Can you speak English? (NOT Can you speak the English?)
They speak French at home.

 

MỆNH ĐỀ QUAN HỆ XÁC ĐỊNH VÀ KHÔNG XÁC ĐỊNH

Relative clauses: defining and non - defining clauses

I. ĐỊNH NGHĨA

- Mệnh đề quan hệ (MĐQH- Relative Clause) là một thành phần của câu dùng để giải thích rõ hơn về danh từ đứng trước nó. Mệnh đề quan hệ còn được gọi là mệnh đề tính ngữ (adjective clause) vì nó là một mệnh đề phụ được dùng để bổ nghĩa cho danh từ đứng trước nó (tiền ngữ).

- Mệnh đề quan hệ được nối với mệnh đề chính bởi các đại từ quan hệ (relative pronouns): who, whom, which, whose, that hoặc các trạng từ quan hệ (relative adverbs) when, where, why.

II. PHÂN LOẠI

Mệnh đề quan hệ trong tiếng anh được phân làm 2 loại:

1. Mệnh đề quan hệ xác định(defining/ restrictive relative clause): Đây là loại mệnh đề cần thiết vì tiền ngữ chưa xác định, không có nó câu sẽ không đủ nghĩa.

Ex: – The man who keeps the school library is Mr Green.

(Người đàn ông trông giữ thư viện trường là ông Green.)

    – That is the book that I like best.

(Kia là quyển sách mà tôi thích nhất.)

2. Mệnh đề không xác định (non-defining/ non-restrictive relative clause): Đây là loại mệnh đề không cần thiết vì tiền ngữ đã được xác định, không có nó câu vẫn đủ nghĩa. Mệnh đề quan hệ không xác định được ngăn với mệnh đề chính bằng các dấu phẩy. Trước danh từ thường có: this, that, these, those, my, his … hoặc tên riêng.

Ex: – That man, whom you saw yesterday, is Mr Pike.

(Người đàn ông đó, tôi nhìn thấy hôm qua, là ông Pike.)

     – This is Mr Jones, who helped me last week.

(Đây là ông Jones, người đã giúp tôi tuần trước.)

     – Mary, whose sister I know, has won an Oscar.

(Mary, tôi biết chị gái của cô ấy, đã thắng giải Oscar.)

     – Harry told me about his new job, which he's enjoying very much.

(Hary kể cho tôi nghe về công việc mới của anh ấy, anh ấy đang rất thích nó.)

 

3. Cách dùng các đại từ quan hệ

  • WHO: “who” là đại từ quan hệ chỉ người, đứng sau danh từ chỉ người để làm chủ ngữ (subject) hoặc tân ngữ (object) cho động từ đứng sau nó.

Ex: – The man who is standing overthere is Mr. Pike. (Người đàn ông đang đứng ở kia là ông Pike.)

     – That is the girl who I told you about. (Kia là cô gái mà tôi đã kể cho bạn nghe.)

  • WHOM: “whom” là đại từ quan hệ chỉ người, đứng sau danh từ chỉ người để làm tân ngữ (object) cho động từ đứng sau nó.

Ex: – The woman whom /who you said to yesterday is my aunt. (Người phụ nữ mà hôm qua bạn trò chuyện là dì của tôi.)

      – The boy whom/ who we are looking for is Tom. (Cậu bé mà chúng ta đang tìm kiếm là Tom.)

“who/ whom” làm tân ngữ có thể lược bổ được trong mệnh đề quan hệ xác định (defining relative clause).

Ex: – The woman you saw yesterday is my aunt.

     – The boy we are looking for is Tom.

  • WHICH: Which là đại từ quan hệ chỉ vật, đứng sau danh từ chỉ vật để làm chủ ngữ (subject) hoặc tân ngữ (object) cho động từ đứng sau nó.

Ex: – This is the book which I like best. (Đây là quyển sách tôi thích nhất.)

     – The hat which is red is mine. (Cái mũ màu đỏ là của tôi.)

“which” làm tân ngữ có thể lược bỏ trong mệnh đề quan hệ xác định (defining relative clause).

Ex: – This is the book I like best.

     – The dress I bought yesterday is very beautiful. (Chiếc váy tôi mua hôm qua rất đẹp.)

  • THAT: “That” là đại từ quan hệ chỉ cả người lẫn vật.

“that” có thể được dùng thay cho “who, whom, which” trong mệnh đề quan hệ xác định.

Ex: – That is the book that/ which I like best.

     – That is the bicycle that/ which belongs to Tom. (Đó là chiếc xe đạp của Tom.)

    – My father is the person that/ who(m) I admire most. (Cha là người tôi ngưỡng mộ nhất.)

    – The woman that/ who lived here before us is a novelist. (Người phụ nữ từng sống ở đây trước chúng tôi là một tiểu thuyết gia.)

“that” luôn được dùng sau các tiền tố hỗn hợp (gồm cả người lẫn vật), sau các đại từ eveything, something, anything, all, little, much, more và sau dạng so sánh nhất (superlative).

Ex: – I can see a girl and her dog that are running in the park.

(Tôi có thể nhìn thấy một cô gái và một chú chó đang chạy trong công viên.)

     – She is the nicest woman that I've ever met. (Cô ấy là người phụ nữ tốt nhất mà tôi từng gặp.)

  • WHOSE: Whose là đại từ quan hệ chỉ sở hữu.

“whose” đứng sau danh từ chỉ người hoặc vật và thay cho tính từ sở hữu trước danh từ. “whose” luôn đi kèm với một danh từ. 

Ex: - The boy whose bicycle you borrowed yesterday is Tom. (Cậu bé mà hôm qua bạn mượn xe đạp là Tom.)

     – John found a cat whose lEx was broken. (Tôi đã tìm thấy chú mèo bị gãy chân.)

  • Một số điều cần lưu ý khi sử dụng mệnh đề quan hệ:

- Nếu trong mệnh đề quan hệ có giới từ thì giới từ có thể đặt trước hoặc sau mệnh đề quan hệ (chỉ áp dụng với whomwhich.)

Ex: Mr. Brown is a nice teacher. We studied with him last year.

(Ông Brown là giáo viên giỏi. Năm ngoái chúng tôi học thầy.)

→ Mr. Brown, with whom we studied last year, is a nice teacher.

→ Mr. Brown, whom we studied with last year, is a nice teacher.

- Có thể dùng “which” thay cho cả mệnh đề đứng trước, trước “which” phải có dấu phẩy.

Ex: She can’t come to my birthday party. That makes me sad.

(Cô ấy không thể đến tiệc sinh nhật của tôi. Điều đó làm tôi buồn.)

→ She can’t come to my birthday party, which makes me sad.

- Ở vị trí túc từ, “whom” có thể được thay bằng “who”.

Ex: I’d like to talk to the man whom / who I met at your birthday party.

(Tôi muốn nói chuyện với người đàn ông mà hôm qua tôi đã gặp tại bữa tiệc của bạn.)

- Trong mệnh đề quan hệ xác định , chúng ta có thể bỏ các đại từ quan hệ làm túc từ: whom, which.

Ex: The girl (whom) you met yesterday is my close friend. (Cô gái bạn gặp hôm qua là bạn thân của tôi.)

     The book (which) you lent me was very interesting. (Quyển sách bạn cho tôi mượn rất hay.)

- Các cụm từ chỉ số lượng some of, both of, all of, neither of, many of, none of … có thể được dùng trước whom, whichwhose.

Ex: I have two sisters, both of whom are students. (Tôi có hai chị gái, cả hai đều là học sinh.)

     She tried on three dresses, none of which fitted her. (Cô ấy thử ba chiếc váy, không chiếc nào vừa cả.)

 

CÂU TƯỜNG THUẬT

Reported Speech

I- PHÂN BIỆT CÂU TRỰC TIẾP VÀ CÂU GIÁN TIẾP.

Câu trực tiếp

Câu gián tiếp

- Câu trực tiếp là câu nói của ai đó được trích dẫn lại nguyên văn và thường được để trong dấu ngoặc kép (“… ”).

Ex: Mary said “ I don’t like ice-cream”.

(Cô ấy nói rằng: “Tôi không thích kem”.)

Ta thấy trong dấu ngoặc kép là lời nói trực tiếp của Mary và nó được trích dẫn lại một cách nguyên văn.

 

- Câu gián tiếp là câu tường thuật lại lời nói của người khác theo ý của người tường thuật và ý nghĩa không thay đổi.

Ex: Mary said that she didn’t like ice-cream. (Mary nói cô ấy không thích kem.)

Ta thấy câu nói của Mary được tường thuật lại theo cách nói của người tường thuật và ý nghĩa thì vẫn giữ nguyên.

 

II- CÁC CÁCH TƯỜNG THUẬT TỪ CÂU NÓI TRỰC TIẾP SANG CÂU NÓI GIÁN TIẾP.


Ta cần phân tích cấu trúc của câu trực tiếp và câu gián tiếp qua các ví dụ sau:

- My mother said “I want you to study harder.” (Mẹ tôi nói “Mẹ muốn con học hành chăm chỉ hơn”.)

Ta có:             - Động từ “said” được gọi là “Động từ giới thiệu”

                        - Động từ “want” là động từ chính trong câu trực tiếp.

                        - “I” là chủ ngữ trong câu trực tiếp

                        - “you” là tân ngữ trong câu trực tiếp

=>  My mother said / told me that she wanted me to study harder.

(Mẹ tôi nói bà ấy muốn tôi học hành chăm chỉ hơn)

Ta thấy các thành phần như “động từ giới thiệu”, động từ chính, các đại từ (I/you/…) trong câu trực tiếp khi chuyển sang câu gián tiếp đều phải biến đổi.

1. Các thành phần cần biến đổi trong câu gián tiếp:

a. Các đại từ: Các đại từ nhân xưng và đại sở hữu khi chuyển từ lời nói trực tiếp sang lời nói gián tiếp thay đổi như bảng sau:

Đại từ

Câu trực tiếp

Câu gián tiếp

Đại từ nhân xưng

I

he/she

We

they

You

they/I/he/her

Me

him/her

Us

them

You

them/me/him/her

Đại từ sở hữu

My

her/his

Our

their

Your

them/my/his/her

Mine

his/hers

Ours

theirs

Yours

theirs/mine/his/hers

Đại từ chỉ định

This

that

These

those

b. Thì của câu:

Thì của các động từ trong lời nói gián tiếp thay đổi theo một nguyên tắc chung là lùi về quá khứ.

Câu trực tiếp

Câu gián tiếp

Thì hiện tại đơn: S + V(s,es)

Thì quá khứ đơn: S + V(ed)

Thì hiện tại tiếp diễn: S + am/ is/ are + Ving

Thì quá khứ tiếp diễn: S + was/ were + Ving

Thì hiện tại hoàn thành: S + have/ has + PII

Thì quá khứ hoàn thành: S + had + PII

Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn: S + have/ has + been + Ving

Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn: S + had + been + Ving

Thì quá khứ đơn: S + Ved

Thì quá khứ hoàn thành: S + had + PII

Thì quá khứ tiếp diễn: S + was/ were + Ving

Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn: S + had + been + Ving

c. Động từ khuyết thiếu:

Trực tiếp

Gián tiếp

can

could

will

would

shall

should

must

had to

may

might

c. Các trạng từ chỉ nơi chốn, thời gian:

Trực tiếp

Gián tiếp

here

now

today

ago

tomorrow

the day after yesterday

the day before

next week

last week

last year

there

then

that day

before

the next day / the following day/ the day after

in two day’s time / two days after

the day before / the previous day

two days before

the following week

the previous week / the week before

the previous year / the year before

 

III. CÁC LOẠI CÂU TƯỜNG THUẬT

Có 3 loại câu tường thuật cơ bản:

1.    Reported statements (Câu tường thuật của câu trần thuật

S +

say(s) / said + (that)

said to O

told + O

+ S + V

 

Ví dụ:  - He said to me: “I haven’t finished my work.”

            =>  He told me he hadn’t finished his work.  

2.    Reported questions (Câu tường thuật của câu hỏi)
A.    Yes / No questions:

S +        

asked (+ O)
wanted to know 
wondered

+  if / whether + S + V.

    
Ví dụ:
Are you angry?” he asked.
=> He asked if / whether I was angry.

Did you see the film?” Tam asked.
=> Tam asked if / whether I had seen the film.

*     Lưu ý: Khi tường thuật câu hỏi Có hay Không (Yes - No questions), ta phải chuyển câu hỏi trực tiếp sang dạng khẳng định, rồi thực hiện thay đổi thì, trạng từ chỉ thời gian, trạng từ chỉ nơi chốn, đại từ chỉ định, và chủ ngữ, tân ngữ, đại từ sở hữu cho phù hợp.

B.    Wh-questions:

S +       

asked (+ O)
wanted to know 
wondered

+ Wh-words + S + V.

   
Ví dụ:   

- They asked us: “Where are you going on holiday?”
=>  They asked us where we were going on holiday.

- “What are you talking about?” said the teacher.
=>  The teacher asked us what we were talking about.

-   He said to me: “Who are you writing to?”
=>  He asked me who I was writing to.

3.    Reported commands (Câu tường thuật của câu cầu khiến)

S   +     told/ asked     +    O    +   (not) to V.

Ví dụ: 

- “Please wait for me here, Mary.” Tom said.
=>  Tom told Mary to wait for him there.

-   “Don’t talk in class!” the teacher said.
=>  The teacher told the children not to talk in class.

Một số động từ thường dùng khi tường thuật câu mệnh lệnh: tell, ask, order, advise, warn, bEx, command, remind, instruct, ....

 

CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 1, 2

(Conditional sentences - type 1 & 2)

1. Conditional sentences - type 1 (Câu điều kiện - Loại 1)

Loại câu điều kiện này diễn tả điều kiện có thể hoặc không thể thực hiện trong tương lai.

Cấu trúc của cảu điểu kiện loại 1:

If - clause (Mệnh đề if)

Main clause (Mệnh đề chính)

If + S + V (simple present)

S + will/ won’t + V (bare infinitive)

+ Thì hiện tại được dùng trong mệnh đề if.

+ Thì tương lai được dùng trong mộnh đề chính.

- Những động từ khiếm khuyết khác có thể dùng trong mệnh đề chính (may/ might/ can...).

Ex:

- If I have the money, I will buy a big house.

(Nếu tôi có tiền, tôi sẽ mua một căn nhà lớn.)

- I will be late for work if you don’t drive faster.

(Tôi sẽ bị trễ làm nếu bạn không lái xe nhanh lên.)

- If you want to pass the exam, you must study harder.

(Nếu bạn muốn thi đỗ, bạn phải học hành chăm chỉ hơn.)

- If the weather is warm, we may/ might go to the park.

(Nếu thời tiết ấm áp, chúng ta có thể đi công viên.)

Lưu ý: Thì hiện tại đơn có thể được dùng ở mệnh đề chính để diễn tả một điều kiện luôn luôn đúng.

2. Conditional sentences - Type 2 (Câu điều kiện - Loại 2)

- Câu điều kiện loại 2 diễn tả điều kiện không có thật thường được dùng để nói lên sự tưởng tượng của người nói (điều kiện không thể xảy ra ở hiện tại hoặc ở tương lai).

Cấu trúc:

If clause (Mệnh đề if)

Main clause (Mệnh đề chính)

S + past subjunctive

S + would/ could/ might + V nguyên thể

 

- “could” có thể dùng ở mệnh đề chính, mệnh đề if hoặc cả hai.

Ex:

- If I were you, I would buy that bicycle.

(Nếu tôi là bạn, tôi sẽ mua chiếc xe đạp đó.)

- If I became rich, I would spend all my time travelling.

(Nếu tôi giàu, tôi sẽ dành tất cả thời gian để đi du lịch.)

- If my dog could talk, he would/ could tell me what he wants.

(Nếu con chó của tôi có thể nói chuyện, nó sẽ nói cho tôi biết nó muốn những gì.)

Lưu ý: Trong mệnh đề không có thật ở hiện tại, chúng ta có thể dùng were thay cho was trong tất cả các ngôi trong mệnh đề if.

 Loigiaihay.com

Quảng cáo

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

close