Cuộc khởi nghĩa Xipay (1857-1859)

Tóm tắt mục 2. Cuộc khởi nghĩa Xipay (1857-1859)

Mục a

a) Nguyên nhân:

- Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh ngày càng sâu sắc.

- Xi-pay là tên gọi những đơn vị binh lính người Ấn Độ trong quân đội của thực dân Anh. Những binh lính người Ấn Độ vẫn bị sĩ quan người Anh đối xử tàn tệ. Tinh thần dân tộc và tín ngưỡng của họ luôn bị xúc phạm nghiêm trọng.

- Họ rất bất mãn khi phải dùng đạn pháo có bọc giấy tẩm mỡ bò, mỡ lợn. Muốn bắn loại đạn này, người lính thường phải dùng răng để xé các loại giấy đó, trong khi những người lính Xipay theo đạo Hinđu thì kiêng thịt bò và đạo Hồi thì kiêng thịt lợn.

=> Vì thế họ đã chống lệnh của sĩ quan Anh và nổi dậy khởi nghĩa.

Cuộc khởi nghĩa Xi-pay

Mục b

b) Diễn biến:

- Rạng sáng ngày 10-5-1857, ở Mi-rút (gần Đê-li), 3 trung đoàn Xi-pay nổi dậy khởi nghĩa, vây bắt chỉ huy Anh.

- Nông dân các vùng phụ cận cũng gia nhập nghĩa quân. Thừa thắng, nghĩa quân tiến về Đê-li.

- Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan ra nhiều địa phương thuộc miền Bắc và miền Trung Ấn Độ.

Mục c

c) Kết quả, ý nghĩa:

- Nghĩa quân đã lập được chính quyền, giải phóng một số thành phố lớn.

- Cuộc khởi nghĩa duy trì được khoảng 2 năm thì bị thực dân Anh dốc toàn sức đàn áp rất dã man. Nhiều nghĩa quân bị trói vào miệng nòng đại bác rồi bắn cho tan xác.

- Mặc dù thất bại, cuộc khởi nghĩa Xipay có ý nghĩa lịch sử to lớn, tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc.

ND chính

 

Những nội dung cơ bản về cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857-1859): nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 - Xem ngay