Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt
Tóm tắt mục 2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt
Mục a
a) Diễn biến
- Quân Tống nhiều lần tấn công quân ta. Chúng bắc cầu phao, đóng bè lớn ào ạt tiến qua sông đánh úp vào phòng tuyến của ta. Quân nhà Lý kịp thời phản công mãnh liệt, mưu trí, đẩy lùi chúng về phía bờ Bắc.
- Quân Tống chuyển sang thế củng cố, phòng ngự. Quân sĩ ngày một mệt mỏi, chán nản, chết dần chết mòn.
- Cuối mùa xuân 1077, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến của địch. Bị đánh úp bất ngờ, quân Tống thua to.
- Giữa lúc ấy, Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị "giảng hòa". Quách Quỳ chấp nhận ngay. Quân Tống vội vã rút về nước.
Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến Như Nguyệt
Mục b
b) Ý nghĩa lịch sử
- Đây là chiến thắng tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
- Nền độc lập tự chủ của Đại Việt được bảo vệ và củng cố.
- Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt.
ND chính
Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt: diễn biến, kết quả, ý nghĩa. |
Sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt
Loigiaihay.com
-
Nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?
Từ giữa thế kỉ XI, nhà Tông (Trung Quốc) gặp phải những khó khăn chồng chất. Trong nước, ngân khố cạn kiệt, tài chính nguy ngập, nội bộ mâu thuẫn.
-
Việc chủ động tấn công để tự vệ của nhà Lý có ý nghĩa như thế nào ?
- Mục tiêu tấn công của ta chỉ là các căn cứ quân sự, kho lương thảo - là những nơi quân Tống chuẩn bị cho cuộc tiến công xâm lược nước ta.
-
Em hãy trình bày lại âm mưu xâm lược của nhà Tống đối với Đại Việt.
- Từ giữa thế kỉ XI, tình hình nhà Tống gặp phải những khó khăn : Ngân khố cạn kiệt, tài chính nguy ngập
-
Vua tôi nhà Lý đã làm gì trước âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống ?
- Nhà Lý cử Lý Thường Kiệt làm người chỉ huy, tổ chức cuộc kháng chiến, tăng cường canh phòng, luyện tập.