Chính tả: Về quê ngoại trang 137 SGK Tiếng Việt 3 tập 1

Giải câu 1, 2 Chính tả: Về quê ngoại trang 137 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu 2. a) Điền vào chỗ trống ch hay tr ?

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Nhớ - viết : Về quê ngoại (10 dòng thơ đầu)

Em về quê ngoại nghỉ hè,

Gặp đầm sen nở mà mê hương trời.

Gặp bà tưổi đã tám mươi,

Quên quên nhớ nhớ những lời ngày xưa.

Gặp trăng gặp gió bất ngờ,

Ở trong phố chẳng bao giờ có đâu.

Bạn bè ríu rít tìm nhau

Qua con đường đất rực màu rơm phơi.

Bóng tre mát rợp vai người

Vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm.

Câu 2

a) Điền vào chỗ trống ch hay tr ?

     Công ...a như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước ...ong nguồn ...ảy ra.

     Một lòng thờ mẹ kính ...a

Cho ...òn ...ữ hiếu mới là đạo con.

                                     Ca dao

 b) Đặt dấu hỏi hay dấu ngã trên các chữ in đậm ? Giải câu đố.

 -       Cái gì mà lươi bằng gang

Xới lên mặt đất nhưng hàng thăng băng.

        Giúp nhà có gạo đê ăn

Siêng làm thì lươi sáng bằng mặt gương.

                                     (Là cái gì ?)

-       Thuơ bé em có hai sừng

Đến tuôi nưa chừng mặt đẹp như hoa

        Ngoài hai mươi tuôi đa già

Gần ba mươi lại mọc ra hai sừng.

                                     (Là gì ?)

Phương pháp giải:

Em điền vào chỗ trống cho phù hợp rồi giải đố.

Lời giải chi tiết:

a) Điền vào chỗ trống ch hay tr ?

     Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

     Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

                                     Ca dao

 b) Đặt dấu hỏi hay dấu ngã trên các chữ in đậm ? Giải câu đố.

 -       Cái gì mà lưỡi bằng gang

Xới lên mặt đất những hàng thẳng băng.

        Giúp nhà có gạo để ăn

Siêng làm thì lưỡi sáng bằng mặt gương.

                                     (Là cái gì ?)

• Giải đáp : Đó là cái cày.

-       Thuở bé em có hai sừng

Đến tuổi nửa chừng mặt đẹp như hoa

        Ngoài hai mươi tuổi đã già

Gần ba mươi lại mọc ra hai sừng.

                                     (Là gì ?)

• Giải đáp : Đó là vầng trăng

(đầu tháng trăng khuyết, hai đầu tựa như hai sừng, giữa tháng trăng vừa tròn vừa sáng, cuối tháng trăng khuyết lại như có hai sừng).

Loigiaihay.com

Quảng cáo
close