Chiến tranh Trịnh - Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài
Tóm tắt mục 2. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài
Mục a, b
2. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài
a) Nguyên nhân:
- Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm lên thay nắm mọi quyền hành gọi là chúa Trịnh => Đàng Ngoài.
- Nguyễn Hoàng vào cai quản vùng Thuận Hóa, thế lực mạnh lên nhanh chóng => Đàng Trong.
- Mâu thuẫn giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn ngày càng sâu sắc => Chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ.
b) Diễn biến:
- Thế kỉ XVII, chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ lịch sử gọi là chiến tranh Đàng Trong – Đàng Ngoài.
- Từ năm 1627 – 1672, họ Trịnh và Họ Nguyễn đánh nhau 7 lần.
- Không phân thắng bại, hai bên lấy sông Gianh làm ranh giới phân chia đất nước làm hai Đàng.
+ Đàng Ngoài từ sông Gianh trở ra.
+ Đàng Trong từ sông Gianh trở vào.
Mục c
c) Hậu quả:
- Chia cắt đất nước, gây đau thương tổn hại cho dân tộc.
- Gây trở ngại cho giao lưu kinh tế, văn hoá làm suy giảm tiềm lực đất nước.
* Chính quyền ở Đàng Trong và Đàng Ngoài.
- Đàng Ngoài:
+ Họ Trịnh xưng vương, xây dựng vương phủ bên cạnh triều đình vua Lê.
+ Quyền lực nằm trong tay chúa Trịnh, vua Lê chỉ trên danh nghĩa => “vua Lê – chúa Trịnh”.
- Đàng Trong: họ Nguyễn truyền nối nhau cầm quyền => chúa Nguyễn.
ND chính
Chiến tranh Trịnh - Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài: nguyên nhân, diễn biến chính, hậu quả,... |
Loigiaihay.com
-
Em có nhận xét gì về tình hình chính trị, xã hội nước ta ở các thế kỉ XVI - XVII
Các cuộc chiến tranh phong kiến kéo dài, đất nước bị chia cắt để rút ra nhận xét.
-
Nêu hậu quả của chiến tranh Nam - Bắc triều và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài
Cần nhìn nhận hậu quả đối với nền kinh tế (nòng, thủ công, thương nghiệp)
-
Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn đã dẫn đến hậu quả như thế nào ?
+ Ở Đàng Trong, con cháu họ Nguyễn cũng truyền nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là "chúa Nguyễn".
-
Chiến tranh Nam - Bắc triều đã gây tai hoạ gì cho nhân dân ta
Trong trận đánh năm 1570, nhân dân Thanh Hoá già trẻ bồng bế nhau chạy tan tác, kêu khóc đầy đường, chết đói rất nhiều.
-
Nguyên nhân hình thành Nam - Bắc triều.
Năm 1533, một võ quan triều Lê là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá, lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc",