Chiến tranh lạnh

Tóm tắt mục III. Chiến tranh lạnh. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai không lâu, hai cường quốc Mĩ và Liên Xô đã nhanh chóng

Mục 1

1. Hoàn cảnh lịch sử

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc Mĩ và Liên Xô nhanh chóng chuyển từ liên minh chống phát xít sang tình trạng ngày càng mâu thuẫn, đối đầu nhau gay gắt.

- Tháng 3-1947, Tổng thống Mĩ Truman chính thức phát động "Chiến tranh lạnh".

- Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

Mục 2

2. Những biểu hiện của Chiến tranh lạnh

- Mĩ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự cùng các căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, tiến hành nhiều cuộc chiến tranh đàn áp cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc.

- Trước tình hình bị đe dọa đó, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa buộc phải tăng ngân sách quốc phòng, củng cố khả năng phòng thủ của mình.

- Những cuộc chiến tranh xâm lược liên tiếp sảy ra: Chiến tranh Việt Nam (1945 - 1975), chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953), chiến tranh Afghanistan (1979 - 1989),...

Mục 3

3. Hậu quả

- Chiến tranh lạnh đã mang lại những hậu quả hết sức nặng nề. Đó là:

+ Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, thậm chí có lúc đứng trước nguy cơ bùng nó một cuộc chiến tranh thế giới mới.

+ Các cường quốc đã chi một khối lượng khổng lồ về tiền của và sức người để sản xuất các loại vũ khí hủy diệt, xây dựng hàng nghìn căn cứ quân sự. Trong khi đó, loài người vẫn phải chịu đựng bao khó khăn do đói nghèo, dịch bệnh, thiên tai... gây ra, nhất là các nước ở châu Á, châu Phi.

ND chính

Tóm tắt về Chiến tranh lạnh: hoàn cảnh lịch sử; những biểu hiện và hậu quả của Chiến tranh lạnh.

Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy Chiến tranh lạnh

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 - Xem ngay