Câu hỏi:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3.
(b) Cắt miếng sắt tây (sắt tráng thiếc), để trong không khí ẩm.
(c) Nhúng thanh kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4.
(d) Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc nước muối.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm chỉ xảy ra ăn mòn hóa học là
Phương pháp giải:
- Phân biệt sự ăn mòn hóa học và sự ăn mòn điện hóa
+ Sự ăn mòn hóa học: là quá trình oxh hóa khử trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.
+ Sự ăn mòn điện hóa: là quá trình oxh khử trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li tạo nên dòng electron chuyển dời từ anot sang catot.
- Điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa
+ các điện cực phải khác nhau: có thể là cặp kim loại khác nhau; hoặc cặp kim loại – phi kim ©
+ Các điện cực phải tiếp xúc với nhau
+ Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch điện li
Lời giải chi tiết:
(a) Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
=> Ăn mòn hóa học
(b) Tạo thành cặp điện cực. Ăn mòn điện hóa
(c) Zn + CuSO4 → Cu + ZnSO4
Tạo thành cặp điện cực cùng nhúng trong dung dịch chất điện ly => Có ăn mòn điện hóa
(d) Cặp điện cực cùng nhúng trong dung dịch chất điện ly => Ăn mòn điện hóa
Đáp án D