Câu hỏi:

Vẽ sơ đồ và giải thích tổ chức xã hội phương đông cổ đại. Vì sao nói đây là xã hội "chiếm nô" không rõ nét, không điển hình?


Phương pháp giải:

vẽ sơ đồ, suy luận, phân tích.

Lời giải chi tiết:

*Vẽ sơ đồ:

- Vua: đứng đầu nắm giữ mọi quyền hành.

- Quý tộc: Gồm các quan lại ở địa phương, các thủ lĩnh quân sự và những người phụ trách lễ nghi tôn giáo. Họ có nhiều đặc quyền, đặc lợi.

- Nông dân công xã: Chiếm số đông trong xã hội, là thành viên của công xã. Họ nhận ruộng của công xã cày cấy và nộp tô thuế cho quan lại địa phương, Nhà nước. Với nghề nông là chính nên nông dân công xã là lực lượng đông đảo nhất, có vai trò lớn trong sản xuất, họ tự nuôi sống bản thân cùng gia đình và nộp thuế cho quý tộc. Ngoài ra họ còn phải làm một số nghĩa vụ khác như đi lính, xây dựng các công trình công cộng.

- Nô lệ chủ yếu là tù binh và thành viên công xã bị mắc nợ không trả được hoặc bị phạm tội. Vai trò của họ là làm các việc nặng, khó nhọc và hầu hạ quý tộc.

*Xã hội cổ đại phương Đông là xã hội chiếm nô không rõ nét, không “điển hình” do:

Ở xã hội phương Đông cũng luôn tồn tại những mâu thuẫn giai cấp. Giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị hết sức gay gắt. Nhưng đây lại là những xã hội có chế độ chiếm hữu nô lệ không điển hình (chế độ nô lệ gia trưởng). Nô lệ ở đây là thiểu số trong thành phần dân chúng (dưới 5%). Họ chủ yếu là các nô tỳ, gói trọn cuộc sống trong gia đình chủ, được trả tiền công theo công việc, ít mâu thuân về quyền lợi. Họ phân tán khắp nơi, không bao giờ sống tập trung và vì vậy hoàn toàn không có khái niệm nô lệ. Và đặc biệt nô lệ ở phương Đông không phải là lực lượng lao động chính làm ra của cải vật chất nuôi sống xã hội. Không là lực lượng có mâu thuẫn sâu sắc với giai cấp thống trị, không là lực lượng thúc đẩy xã hội phát triển.


Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 - Xem ngay