Câu hỏi:

Cho hàm số \(y={{x}^{3}}+3{{x}^{2}}-4\) có đồ thị \(\left( {{C}_{1}} \right)\) và hàm số \(y=-{{x}^{3}}+3{{x}^{2}}-4\) có đồ thị \(\left( {{C}_{2}} \right).\) Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A  \(\left( {{C}_{1}} \right)\) và \(\left( {{C}_{2}} \right)\) đối xứng nhau qua gốc tọa độ. 
  • B \(\left( {{C}_{1}} \right)\) và \(\left( {{C}_{2}} \right)\) trùng nhau. 
  • C \(\left( {{C}_{1}} \right)\) và \(\left( {{C}_{2}} \right)\) đối xứng nhau qua \(Oy.\) 
  • D \(\left( {{C}_{1}} \right)\) và \(\left( {{C}_{2}} \right)\) đối xứng nhau qua \(Ox\).

Phương pháp giải:

Nhận thấy hàm số đã cho là hàm lẻ nên đối xứng nhau qua gốc tọa độ 

Lời giải chi tiết:

Xét \(y=f\left( x \right)={{x}^{3}}+3{{x}^{2}}-4\) và \(y=g\left( x \right)=-{{x}^{3}}+3{{x}^{2}}-4\) đều xác định trên\(\mathbb{R}.\)

Với mọi \(x\in \mathbb{R}\) ta luôn có \(f\left( -x \right)={{\left( -x \right)}^{3}}+3{{\left( -x \right)}^{2}}-4=-{{x}^{3}}+3{{x}^{2}}-4=g\left( x \right)\)

\(\Rightarrow \) đồ thị hàm số \(y=f\left( x \right)\) và \(y=g\left( x \right)\) đối xứng nhau qua \(Oy\), tức \(\left( {{C}_{1}} \right)\) và \(\left( {{C}_{2}} \right)\) đối xứng nhau qua \(Oy.\)

Chọn C



Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 12 - Xem ngay