Câu hỏi:

Cho  là tập hợp các số tự nhiên lẻ lớn hơn 5 và không lớn hơn 79.

a) Viết tập hợp A bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử.

b) Giả sử các phần tử của A được viết theo giá trị tăng dần. Tìm phần tử thứ 12 của A.

  • A a) \(A = \left\{ {n \in N|\,\,\,5 < n \le 79;\,\,n\,\, \text{lẻ}} \right\}.\)

    b) \(34\)

  • B a) \(A = \left\{ {n \in N|\,\,\,5 < n \le 79;\,\,n\,\, \text{lẻ}} \right\}.\)

    b) \(29\)


  • C a) \(A = \left\{ {n \in N|\,\,\,5 < n \le 79} \right\}.\)

    b) \(29\)

  • D a) \(A = \left\{ {n \in N|\,\,\,5 < n \le 79;\,\,n\,\, \text{chẵn}} \right\}.\)

    b) \(34\)


Phương pháp giải:

Sử dụng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp để viết tập hợp, công thức tính số số hạng của 1 dãy số cách đều

(số cuối – số đầu) : khoảng cách + 1

Lời giải chi tiết:

a) Số tự nhiên  lớn hơn 5 và không lớn hơn 79 là số thỏa mãn điều kiện \(5 < n \le 79\).  Vậy ta có:

\(A = \left\{ {n \in N|\,\,\,5 < n \le 79;\,\,n\,\, \text{lẻ}} \right\}.\)

b) Khi giá trị của n tăng dần thì giá trị các phần tử của A tạo thành một dãy số cách đều tăng dần (bắt đầu từ số 7, khoảng cách giữa hai số liên tiếp là 2). Giả sử phần tử thứ mười hai của A là x thì ta có:

 \(\eqalign{& \left( {x - 7} \right):2 + 1 = 12  \cr & \left( {x - 7} \right):2 = 12 - 1  \cr & \left( {x - 7} \right):2 = 11  \cr & x - 7 = 11.2  \cr & x - 7 = 22  \cr & x = 22 + 7  \cr & x = 29 \cr} \)

Vậy phần tử thứ 12  cần tìm của A là 29.


Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 6 - Kết nối tri thức - Xem ngay