Câu hỏi:

Tại sao trong bối cảnh lịch sử châu Á cuối thế kỉ XIX, Nhật Bản lại thoát khỏi số phận của nước thuộc địa trở thành đế quốc phát triển? 


Phương pháp giải:

Phân tích, đánh giá. 

Lời giải chi tiết:

1. Bối cảnh lịch sử châu Á

Chế độ phong kiến bước vào giai đoạn khủng hoảng, bị các nước phương Tây nhòm ngó, nhiều nước đã trở thành thuộc địa, phụ thuộc như: 1776 Ấn Độ trở thành thuộc địa của Anh hay 1884 Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp ...

 2. Cuộc Duy Tân Minh Trị

- Tháng 1 – 1868, chế độ Mạc phủ sụp đổ, Thiên hoàng Minh Trị lên nắm quyền và tiến hành cải cách đất nước. 

- Nội dung 

+ Chính trị: Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản; ban hành Hiến pháp năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. 

+ Kinh tế: thống nhất thị trường, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống..

+ Quân sự: tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng. 

+ Giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kĩ thuật, cử học sinh giỏi đi du học phương Tây. 

3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

- Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản, dẫn tới sự ra đời của các công ti độc quyền như Mít-xưi, Mítsubisi, … có vai trò to lớn trong kinh tế và chính trị Nhật Bản. 

- Sự phát triển kinh tế đã tạo sức mạnh về quân sự, chính trị ở Nhật Bản. Giới cầm quyền đã thi hành chính sách xâm lược hiếu chiến: Chiến tranh Đài Loan (1874), chiến tranh Trung – Nhật (1894–1895), chiến tranh Nga – Nhật (1904–1905). 

* HS giải thích đặc điểm của đế quốc Nhật Bản là đế quốc phong kiến quân phiệt


Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 - Xem ngay