Câu hỏi:
Dựa vào 2 đoạn sử liệu dưới đây em hãy giải thích vì sao Vua Lý Thái Tổ lại dời đô từ Hoa Lư về Đại La?
Tư liệu 1: “ Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương, ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thẳng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”
(Trích Chiếu dời đô)
Tư liệu 2: Ngô Thì Sĩ nhận xét trong Đại Việt sử kí tiền biên:
“ Núi là vạt áo che, sông là dải đai thắt, sau lưng là sông nước, trước mặt là biển, địa thế hùng mạnh mà hiếm, rộng mà dài, có thể là nơi vua ở hùng tráng, ngôi báu vững bền, hình thể Đại Việt không nơi nào hơn được nơi này”
Phương pháp giải:
Dựa vào tư liệu được cung cấp để giải thích.
Lời giải chi tiết:
- Năm 1010, vua Lý Công Uẩn cho rời đô về Đại La
- Đại La phù hợp với tình hình và yêu cầu sự phát triển: Nếu Hoa Lư là vùng đất thuận lợi cho việc phòng thủ thời chiến thì Đại La lại là nơi có địa hình thuận lợi cho việc phát triển đất nước: giao thông thuận tiện, đất đai tươi tốt, …