Câu hỏi:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl.

(2) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2.

(3) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3.

(4) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm.

(5) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2.

(6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng.

Các thí nghiệm mà Fe không bị ăn mòn điện hóa học là

  • A (1), (3), (5).
  • B (2), (3), (4), (6).
  • C (1), (3), (4), (5).
  • D (2), (4), (6).

Phương pháp giải:

Dựa vào điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa:

- Bản chất hai điện cực phải khác nhau về bản chất (KL-KL, KL-PK,…) 

- Hai điện cực phải cùng tiếp xúc với môi trường chất điện li

- Hai điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau (qua dây dẫn)

Lời giải chi tiết:

 (1) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Ở thí nghiệm này chỉ có 1 điện cực Fe nên không xảy ra ăn mòn điện hóa học.

(2) Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu

Ở thí nghiệm này có 2 điện cực là Cu và Fe tiếp xúc trực tiếp với nhau và cùng tiếp xúc với môi trường chất điện li (dd muối). Do đó ở thí nghiệm 2, Fe bị ăn mòn điện hóa học.

(3) Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

Ở thí nghiệm này chỉ có 1 điện cực Fe nên không xảy ra ăn mòn điện hóa học.

(4) Ở thí nghiệm này có 2 điện cực là Ni và Fe tiếp xúc trực tiếp với nhau và cùng tiếp xúc với môi trường chất điện li (không khí ẩm). Do đó ở thí nghiệm 2, Fe bị ăn mòn điện hóa học.

(5) 3Fe + 2O2 → Fe3O4

Ở thí nghiệm này chỉ có 1 điện cực Fe nên không xảy ra ăn mòn điện hóa học.

(6) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Ở thí nghiệm này có 2 điện cực là Cu và Fe tiếp xúc trực tiếp với nhau và cùng tiếp xúc với môi trường chất điện li (dd muối, axit). Do đó ở thí nghiệm 6, Fe bị ăn mòn điện hóa học.

Các thí nghiệm mà Fe không bị ăn mòn điện hóa học là (1), (3), (5).

Đáp án A


Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa lớp 12 - Xem ngay