Câu hỏi:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch Fe(NO3)3.
(b) Tấm tôn (sắt tráng kẽm) bị trầy xước đến lớp sắt, để trong không khí ẩm.
(c) Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4.
(d) Quấn sợi dây đồng vào thanh kẽm rồi nhúng vào cốc đựng dung dịch NaCl.
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa học là
Phương pháp giải:
Xét các điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa:
- Bản chất hai điện cực phải khác nhau về bản chất (KL-KL, KL-PK,…)
- Hai điện cực phải cùng tiếp xúc với môi trường chất điện li
- Hai điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau (qua dây dẫn)
Lời giải chi tiết:
(1) Cu + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2
Ở đây chỉ có 1 điện cực là Cu nên không xảy ra ăn mòn điện hóa.
(b) Có 2 điện cực là sắt và kẽm, tiếp xúc trực tiếp với nhau, đặt trong cùng 1 chất điện li nên xảy ra ăn mòn điện hóa.
(c) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Có 2 điện cực Fe và Cu tiếp xúc trực tiếp với nhau, nhúng trong cùng dung dịch chất điện li (muối sunfat) nên xảy ra ăn mòn điện hóa.
(d) Có 2 điện cực Cu và Zn tiếp xúc trực tiếp với nhau, nhúng vào cốc đựng dung dịch NaCl nên xảy ra ăn mòn điện hóa.
Vậy có 3 thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là (b), (c) và (d).
Đáp án D