Câu hỏi:
Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là:
Phương pháp giải:
Điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa:
- Bản chất hai điện cực phải khác nhau (KL-KL, KL-PK,…).
- Hai điện cực phải cùng tiếp xúc với môi trường chất điện ly.
- Hai điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau (qua dây dẫn).
Lời giải chi tiết:
* CuSO4:
PTHH: Ni + CuSO4 → NiSO4 + Cu => Tạo cặp điện cực Ni-Cu nhúng trong dung dịch điện li
=> Có ăn mòn điện hóa
* ZnCl2: Không xảy ra phản ứng hóa học
* FeCl3:
PTHH: Ni + 2FeCl3 → 2FeCl2 + NiCl2
Không tạo được cặp điện cực nên không xảy ra ăn mòn điện hóa
* AgNO3:
PTHH: Ni + 2AgNO3 → Ni(NO3)2 + 2Ag => Tạo điện cực Ni-Ag nhúng trong dung dịch điện li
=> Có ăn mòn điện hóa
Vậy có tất cả 2 trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa.
Đáp án C