Câu 3 trang 42 SGK GDCD lớp 12

Quy tắc đạo đức và cách xử sự của các thành viên trong gia đình hiện nay có gì khác so với các gia đình truyền thống trước đây?

Quảng cáo

Đề bài

Quy tắc đạo đức và cách xử sự của các thành viên trong gia đình hiện nay có gì khác so với các gia đình truyền thống trước đây? 

Lời giải chi tiết

- Gia đình truyền thống:

+ Tích cực: Chịu ảnh hưởng tư tưởng nho giáo, phong kiến ở VN đó là: kính trên nhường dưới, lợi ích cá nhân phục tùng lợi ích gia đình, dòng họ, biết ơn cha mẹ, lấy chữ hiếu làm đầu, kính trọng ông bà, anh em hòa thuận.

+ Tiêu cực: Tư tưởng trọng nam khinh nữ, gia đình đề cao lòng chung thuỷ nhưng chấp nhận chế độ đa thê, đề cao con trưởng, gia đình lắm con nhiều cháu.

- Gia đình ngày nay:

+ Tích cực: Vẫn coi trọng lòng chung thuỷ, đề cao lòng hiếu thảo, sự kính trọng, biết ơn đối với ông bà tổ tiên. Coi trong quyền bình đẳng giữa con người, bình đẳng nam nữ, lợi ích cá nhân, không phân biệt đẳng cấp, các thanh viên trong gia đình có quyền, nghĩa vụ ngang nhau.

+ Tiêu cực: Con cái không biết nghe lời cha mẹ, ông bà, quen thói hưởng thụ, đôi khi bố mẹ chỉ lo làm ăn kinh tế.

Loigiaihay.com

  • Câu 4 trang 42 SGK GDCD lớp 12

    Tại sao người lao động và người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động? Thực hiện đúng nguyên tắc trong giao kết hợp đồng lao động đem lại quyền lợi gì cho người lao động và người sử dụng lao động?

  • Câu 5 trang 42 SGK GDCD lớp 12

    Việc Nhà nước ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao và quy định không sử dụng lao động nữ vào các công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại, ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh đẻ và nuôi con có trái với nguyên tắc công dân bình đẳng trong lao động không? Vì sao?

  • Câu 7 trang 43 SGK GDCD lớp 12

    Hãy kể về tấm gương những doanh nhân thành đạt mà em biết và nhận xét về quyền bình đẳng nam, nữ trong kinh doanh ở nước ta hiện nay.

  • Câu 8 trang 43 SGK GDCD lớp 12

    Em hãy tìm câu trả lời đúng trong các bài tập sau đây...

  • Câu 9 trang 43 SGK GDCD lớp 12

    Có người hiểu bình đẳng trong kinh doanh là: Bất cứ ai cũng có thể tham gia vào quá trình kinh doanh. Hiểu như vậy có đúng không? Vì sao? Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, nếu em có ý định thành lập doanh nghiệp tư nhân thì em có quyền thực hiện ý định đó không? Vì sao?

Quảng cáo

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close