Câu 27.a, 27.b, 27.c phần bài tập bổ sung – Trang 127, 128 Vở bài tập Vật lí 8

Giải bài 27.a, 27.b, 27.c phần bài tập bổ sung – Trang 127, 128 VBT Vật lí 8.

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

2. Bài tập bổ sung

27.a

Trong thí nghiệm về quả bóng rơi, mỗi lần quả bóng nảy lên, độ cao của nó lại giảm dần và cuối cùng không nảy lên được nữa. Câu phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Trong hiện tượng này cơ năng không được bảo toàn.

B. Trong hiện tượng này cơ năng được chuyển hóa thành nhiệt năng.

C. Trong hiện tượng này năng lượng không được bảo toàn.

D. Trong hiện tượng này năng lượng được bảo toàn.

Phương pháp giải:

Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

Lời giải chi tiết:

Chọn C.

Trong thí nghiệm về quả bóng rơi, mỗi lần quả bóng nảy lên, độ cao của nó lại giảm dần và cuối cùng không nảy lên được nữa chứng tỏ cơ năng của vật không được bảo toàn, một phần cơ năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng do ma sát với không khí và mặt sàn, tức là cơ năng của quả bóng dần chuyển hóa thành nhiệt năng, như vậy năng lượng của hệ luôn được bảo toàn.

27.b

Trong dao động của con lắc vẽ ở hình 27.1, chỉ có một hình thức chuyển hóa năng lượng từ thế năng sang động năng khi con lắc chuyển động

A. từ A đến C.

B. từ C đến A.

C. từ A đến B.

D. từ B đến C.

hình 27.1

Phương pháp giải:

Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

Lời giải chi tiết:

Chọn C.

Khi con lắc chuyển động từ A đến B, độ cao của nó giảm dần nên thế năng giảm, đồng thời vận tốc con lắc tăng nên động năng tăng theo nên con lắc có sự chuyển hóa năng lượng từ thế năng sang động năng.

A. Từ A đến C có sự chuyển hóa từ thế năng thành động năng rồi từ động năng thành thế năng.

B. Từ C đến A có sự chuyển hóa từ thế năng thành động năng rồi từ động năng thành thế năng.

D. Từ B đến C có sự chuyển hóa từ động năng thành thế năng.

27.c

Dùng đèn cồn đun nóng một ống nghiệm đựng nước được nút kín bằng một nút cao su. Không khí và hơi nước trong ống nghiệm nóng lên, dãn nở, đẩy nút cao su bật lên và lạnh đi.

a) Trong hiện tượng trên các quá trình truyền nhiệt, thực hiện công xảy ra khi nào?

b) Có những sự chuyển hóa năng lượng nào đối với hơi nước và không khí trong ống nghiệm, đối với nút ống nghiệm?

Phương pháp giải:

Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

Lời giải chi tiết:

a) Trong hiện tượng trên các quá trình truyền nhiệt xảy ra khi dùng đèn cồn đun nóng ống nghiệm, nhiệt lượng truyền từ đèn cồn đến ống nghiệm, nước và không khí trong ống nghiệm làm chúng nóng lên.

Quá trình thực hiện công xảy ra khi không khí và hơi nước dãn nở, đẩy nút cao su bật lên. Khi đó nhiệt năng của không khí và hơi nước chuyển hóa thành cơ năng của nút cao su.

b) Khi đun nóng ống nghiệm trên, nhiệt năng của không khí và hơi nước đã chuyển hóa thành cơ năng của nút ống nghiệm.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close