Câu 23.a, 23.b, 23.c, 23.d, 23.đ phần bài tập bổ sung – Trang 110, 111 Vở bài tập Vật lí 8

Giải bài 23.a, 23.b, 23.c, 23.d, 23.đ phần bài tập bổ sung – Trang 110, 111 VBT Vật lí 8.

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

2. Bài tập bổ sung 

23.a

Câu nào sau đây là đúng?

A. Chất lỏng chỉ có thể truyền nhiệt bằng hình thức đối lưu.

B. Chất khí chỉ có thể truyền nhiệt bằng hình thức đối lưu.

C. Chất rắn chỉ có thể truyền nhiệt bằng hình thức đối lưu.

D. Cả ba câu trên đều sai.

Phương pháp giải:

Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.

Lời giải chi tiết:

Chọn D.

Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.

Chất rắn, chất lỏng, chất khí đều truyền nhiệt được theo hình thức dẫn nhiệt, bức xạ nhiệt.

23.b

Câu nào sau đây là đúng?

A. Chỉ những vật có bề mặt xù xì và màu xẫm mới bức xạ nhiệt.

B. Chỉ những vật có bề mặt nhẵn và màu sáng mới bức xạ nhiệt.

C. Chỉ Mặt Trời mới có thể bức xạ nhiệt.

D. Mọi vật đều có thể bức xạ nhiệt.

Phương pháp giải:

Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không. Tất cả các vật chất với nhiệt độ lớn hơn độ không tuyệt đối đều phát ra bức xạ nhiệt.

Lời giải chi tiết:

Chọn D. Mọi vật đều có thể bức xạ nhiệt.

Tất cả các vật chất với nhiệt độ lớn hơn độ không tuyệt đối đều phát ra bức xạ nhiệt.

23.c

Khi đun nước trong ấm thì nước nóng lên. Khi không đun nữa thì nước nguội đi. Hỏi sự truyền nhiệt khi nước nóng lên và khi nước nguội đi có giống nhau không?

Phương pháp giải:

Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.

Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không. Mọi vật đều có thể bức xạ nhiệt.

Lời giải chi tiết:

Sự truyền nhiệt khi nước nóng lên và khi nước nguội đi là không giống nhau. Vì khi đun nước trong ấm thì nước nóng lên bằng hình thức đối lưu. Khi không đun nữa thì nước nguội đi thì nước truyền nhiệt ra môi trường xung quanh bằng hình thức bức xạ nhiệt.

23.d

Tại sao lò sưởi thì đặt ngay trên nền nhà còn máy điều hòa nhiệt độ lại phải đặt trên cao?

Phương pháp giải:

Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.

Cơ chế của sự đối lưu là trọng lực và lực đẩy Ác-si-mét. Khi được đun nóng (truyền nhiệt bằng hình thức dẫn nhiệt) lớp chất lỏng ở dưới nóng lên, nở ra, trọng lượng riêng trở nên nhỏ hơn trọng lượng riêng của lớp nước ở trên, nên nổi lên, còn lớp nước lạnh ở trên chìm xuống thế chỗ cho lớp nước này để lại được đun nóng.... Cứ thể cho tới khi cả khối chất lỏng nóng lên.

Lời giải chi tiết:

- Lò sưởi phải đặt dưới nền nhà để không khí gần nguồn nhiệt được làm ấm nóng lên, nở ra, khối lượng riêng giảm đi và nhẹ hơn không khí lạnh nên nó bay lên, làm không khí lạnh ở trên chuyển động xuống dưới, lại tiếp tục được làm nóng lên, cứ như vậy làm cả phòng được nóng lên.

- Máy điều hòa nhiệt độ thường đặt trên cao để trong mùa nóng máy thổi ra khí lạnh hơn không khí trong phòng, khí lạnh có khối lượng riêng lớn hơn đi xuống dưới, khí nóng ở dưới đi lên cứ như vậy làm mát cả phòng.

23.đ

Trong ấm đun nước bằng điện dây đun được đặt gần sát đáy ấm còn trong tủ lạnh ngăn đá lại được đặt ở trên cùng. Tại sao?

Phương pháp giải:

Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.

Cơ chế của sự đối lưu là trọng lực và lực đẩy Ác-si-mét. Khi được đun nóng (truyền nhiệt bằng hình thức dẫn nhiệt) lớp chất lỏng ở dưới nóng lên, nở ra, trọng lượng riêng trở nên nhỏ hơn trọng lượng riêng của lớp nước ở trên, nên nổi lên, còn lớp nước lạnh ở trên chìm xuống thế chỗ cho lớp nước này để lại được đun nóng.... Cứ thể cho tới khi cả khối chất lỏng nóng lên.

Lời giải chi tiết:

Trong ấm đun nước bằng điện dây đun được đặt gần sát đáy ấm còn trong tủ lạnh ngăn đá lại được đặt ở trên cùng.

Việc đun nước cần cung cấp nhiệt lượng cho nước trong ấm theo hình thức truyền nhiệt đối lưu. Dây đun được đặt gần sát đáy ấm để dễ dàng tạo dòng đối lưu cho lượng nước bên trong ấm. Lớp nước phía dưới được cấp nhiệt và nóng lên, nở ra về thể tích, trọng lượng riêng trở nên nhỏ hơn lớp nước phía trên nên nổi lên, đưa lớp nước nguội hơn xuống đáy ấm, lớp nước này tiếp tục được dây đun nóng và quá trình tiếp diễn cho đến khi cả khối nước sôi lên. Nếu dây đun đặt phía trên thì không thuận lợi cho quá trình cấp nhiệt.

Việc làm lạnh của ngăn đá lại ngược lại. Qúa trình truyền nhiệt bằng hình thức đối lưu xảy ra với không khí bên trong tủ lạnh. Không khí nóng trong tủ cần được làm mát nên khi nó tiếp xúc với luồng khí lạnh, nó truyền nhiệt cho khí lạnh. Khí lạnh có trọng lượng riêng nhỏ hơn khí nóng nên đi xuống phía dưới, đẩy khí nóng lên trên. Để dễ dàng làm lạnh khí nóng đẩy lên này thì người ta đặt ngăn đá phía trên cùng. 

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close