Câu 21.a, 21.b, 21.c, 21.d, 21.đ, 21.e phần bài tập bổ sung – Trang 102, 103 Vở bài tập Vật lí 8Giải bài 21.a, 21.b, 21.c, 21.d, 21.đ, 21.e phần bài tập bổ sung – Trang 102, 103 VBT Vật lí 8. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
2. Bài tập bổ sung 21.a. Câu nào sau đây nói về nhiệt năng là không đúng? A. Nhiệt năng là một dạng năng lượng. B. Nhiệt năng là động năng và thế năng của vật. C. Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. D. Nhiệt năng là năng lượng mà vật lúc nào cũng có. Phương pháp giải: Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Nhiệt năng là năng lượng mà vật lúc nào cũng có. Lời giải chi tiết: Chọn B Nhiệt năng của một vật là tổng động năng, không bao gồm thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. 21.b. Khi chuyển động nhiệt nhanh lên thì: A. chỉ có nhiệt năng của vật tăng. B. chỉ có nhiệt độ của vật tăng. C. chỉ có thể tích của vật tăng. D. cả nhiệt năng, nhiệt độ và thể tích của vật đều tăng. Phương pháp giải: Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Lời giải chi tiết: Chọn A. Nhiệt năng của vật tăng khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên. 21.c. Nhiệt năng của một vật A. chỉ có thể thay đổi bằng truyền nhiệt. B. chỉ có thể thay đổi bằng thực hiện công. C. có thể thay đổi cả bằng truyền nhiệt lẫn thực hiện công. D. không thể thay đổi được. Phương pháp giải: Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng hai cách: thực hiện công hoặc truyền nhiệt. Lời giải chi tiết: Chọn C. Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng hai cách: thực hiện công hoặc truyền nhiệt. 21.d. Hãy tìm một ví dụ chứng tỏ một vật có thể không có cơ năng nhưng lúc nào cũng có nhiệt năng. Phương pháp giải: Nhiệt năng của vật là tổng đông năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Nhiệt năng là năng lượng mà vật lúc nào cũng có. Vật có cơ năng khi vât có khả năng thực hiện công. Lời giải chi tiết: Đồng xu được phơi nắng trên mặt đất, nó không có thế năng và động năng nhưng luôn có nhiệt năng. 21.đ. So sánh nhiệt năng của nước trong các trường hợp sau: a) Hai lượng nước bằng nhau, đựng trong hai cốc giống nhau để trong cùng một phòng. b) Hai lượng nước giống nhau, đựng trong hai cốc giống nhau, một cốc để ngoài nắng, một cốc để trong nhà. c) Hai lượng nước khác nhau, đựng trong hai cốc giống nhau, để ở trong cùng một phòng. Phương pháp giải: Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Lời giải chi tiết: a) Nhiệt năng của nước trong 2 cốc bằng nhau. Vì lượng nước trong 2 cốc bằng nhau tức là số lượng phân tử nước ở trong hai cốc là bằng nhau, chúng cùng đặt trong một phòng tức là có cùng nhiệt độ nên tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên khối nước trong 2 cốc là như nhau. b) Nhiệt năng của nước trong cốc để ngoài nắng lớn hơn nhiệt năng của nước trong cốc để trong nhà vì nước trong cốc ngoài nắng có nhiệt độ cao hơn nước để trong nhà nên các phân tử nước nóng chuyển động nhanh hơn, khi đó tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên khối nước trong cốc nước nóng lớn hơn. c) Nhiệt năng của nước trong hai cốc là khác nhau, vì cùng ở một nhiệt độ phòng nhưng số lượng phân tử nước là khác nhau nên tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên khối nước trong 2 cốc khác nhau 21.e. Hãy so sánh hai khái niệm nhiệt năng và nhiệt lượng. Phương pháp giải: Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng vật nhận thêm hoặc mất đi trong quá trình truyền nhiệt. Lời giải chi tiết: - Khác nhau: Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng vật nhận thêm hoặc mất đi trong quá trình truyền nhiệt. - Giống nhau: Đều là năng lượng, đơn vị là jun (J). Loigiaihay.com
Quảng cáo
|