Câu 16.1, 16.2, 16.3, 16.4 phần bài tập trong SBT – Trang 74, 75 Vở bài tập Vật lí 8

Giải bài 16.1, 16.2, 16.3, 16.4 phần bài tập trong SBT – Trang 74, 75 VBT Vật lí 8.

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

1. Bài tập trong SBT

16.1.

Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng?

A. Viên đạn đang bay.

B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất.

C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất.

D. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất.

Phương pháp giải:

Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng hấp dẫn.

Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.

Lời giải chi tiết:

Chọn C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất.

A. Viên đạn đang bay thì có thế năng hấp dẫn.

B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất thì có thế năng hấp dẫn.

C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất không có thế năng.

D. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất thì có thế năng đàn hồi.

16.2*.

Ngân và Hằng quan sát một khách ngồi trong một toa tàu đang chuyển động:

Ngân nói : “Người hành khách có động năng vì đang chuyển động”. Hằng phản đối : “Người hành khách không có động năng vì đang ngồi yên trên tàu”.

Hỏi ai đúng, ai sai ? Tại sao ?

Phương pháp giải:

Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là có động năng. Động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật. 

Vận tốc là đại lượng có tính tương đối, phụ thuộc việc chọn vật làm mốc.

Lời giải chi tiết:

Ngân nói đúng, nếu lấy cây bên đường làm mốc chuyển động. 

Hằng nói đúng, nếu lấy toa tàu làm mốc chuyển động.

16.3.

Mũi tên được bắn đi từ cái cung là nhờ năng lượng của mũi tên hay của cánh cung ? Đó là dạng năng lượng nào?

Phương pháp giải:

Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng hấp dẫn.

Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.

Lời giải chi tiết:

Mũi tên được bắn đi từ cái cung là nhờ năng lượng của cánh cung. 

Đó là thế năng.

16.4.

Búa đập vào đinh làm đinh ngập sâu vào gỗ. Đinh ngập sâu vào gỗ là nhờ năng lượng nào ? Đó là dạng năng lượng gì?

Phương pháp giải:

Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là có động năng.

Lời giải chi tiết:

Đinh ngập sâu vào gỗ là nhờ năng lượng của búa.

Đó là động năng.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close