ƯU ĐÃI 50% HỌC PHÍ + CƠ HỘI NHẬN MÃ "LOCDAUNAM" GIẢM THÊM 600K HỌC PHÍ
Một vật đang ở vị trí O chịu hai lực tác dụng ngược chiều nhau là →F1 và →F2, trong đó độ lớn lực →F2 lớn gấp đôi độ lớn lực →F1. Người ta muốn vật dừng nên cần tác dụng vào vật hai lực →F3 và →F4 có phương hợp với lực →F1 các góc 45o như hình vẽ, chúng có độ lớn bằng nhau và bằng 20 N. Tính tổng độ lớn của hai lực →F1 và →F2 (làm tròn kết quả đến hàng phần mười).
Đáp án:
Đáp án:
Sử dụng quy tắc tổng hợp lực, quy tắc hình bình hành.
Dựng hình bình hành OACB sao cho OA = OB = 20, ^AOC=^BOC=45o và →OCcùng hướng với →F1.
Khi đó |→F3|=|→OA|=OA=20, |→F4|=|→OB|=OB=20, →F3+→F4=→F34=→OC và |→F34|=|→OC|.
Vì OA = OB nên OACB là hình thoi.
Mà ^AOB=^AOC+^COB=45o+45o=90o nên OACB là hình vuông.
Khi đó OC=√2OA=20√2.
Vì độ lớn lực →F2 gấp đôi độ lớn lực →F1 và hai lực này ngược chiều nên →F2=−2→F1.
Dưới tác động của 4 lực, vật ở vị trí cân bằng nên ta có:
→F1+→F2+→F3+→F4=→0⇒→F1−2→F1+→F34=→0⇒→F34=→F1⇒|→F34|=|→F1|=20√2.
⇒|→F2|=2|→F1|=2.20√2=40√2.
Vậy |→F1|+|→F2|=20√2+40√2=60√2≈84,9 (N).