TẶNG KHOÁ ĐỀ THI HK2 TỚI 599K
Cho hai mặt phẳng (P)(P), (Q)(Q) cắt nhau và đường thẳng aa nằm trong (P)(P). Phát biểu nào sau đây là SAI?
A. Nếu a⊥(Q)a⊥(Q) thì (P)⊥(Q)(P)⊥(Q).
B. Nếu a⊥(Q)a⊥(Q) thì a⊥ba⊥b với mọi b⊂(Q)b⊂(Q).
C. Nếu a⊥(Q)a⊥(Q) thì (P)∥(Q)(P)∥(Q).
D. Nếu a⊥(Q)a⊥(Q) thì a⊥da⊥d với mọi d=(P)∩(Q)d=(P)∩(Q).
Sử dụng các tính chất về hai mặt phẳng vuông góc, đường thẳng vuông góc với mặt phẳng.
Đáp án A đúng, vì nếu mặt phẳng này chứa một đường thẳng mà đường thẳng đó vuông góc với mặt phẳng kia thì hai mặt phẳng đó vuông góc với nhau.
Đáp án B đúng, vì với một đường thẳng vuông góc với mặt phẳng thì đường thẳng đó vuông góc với mọi đường thẳng nằm trong mặt phẳng đó.
Đáp án C sai, vì hai mặt phẳng (P)(P) và (Q)(Q) cắt nhau, nên chúng không thể song song với nhau.
Đáp án D đúng, vì nếu a⊥(Q)a⊥(Q) thì ta suy ra (P)⊥(Q)(P)⊥(Q). Ta có tính chất nếu hai mặt phẳng vuông góc với nhau thì bất cứ đường thẳng nào nằm trong mặt phẳng này và vuông góc với giao tuyến thì cũng vuông góc với mặt phẳng kia.
Đáp án C
Các bài tập cùng chuyên đề
Cho hình chóp S.ABCS.ABC có đáy là tam giác vuông tại CC, mặt bên SACSAC là tam giác đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với (ABC)(ABC).
a) Chứng minh rằng (SBC)⊥(SAC)(SBC)⊥(SAC).
b) Gọi II là trung điểm của SCSC. Chứng minh rằng (ABI)⊥(SBC)(ABI)⊥(SBC).
Cho tam giác đều ABCABC cạnh aa, II là trung điểm của BCBC, DD là điểm đối xứng với AA qua II. Vẽ đoạn thẳng SDSD có độ dài bằng a√62a√62 và vuông góc với (ABC)(ABC). Chứng minh rằng:
a) (SBC)⊥(SAD)(SBC)⊥(SAD);
b) (SAB)⊥(SAC)(SAB)⊥(SAC).
Cho lăng trụ ABC.A′B′C′ có tất cả các cạnh cùng bằng a, hai mặt phẳng (A′AB) và (A′AC) cùng vuông góc với (ABC).
a) Chứng minh rằng AA′⊥(ABC).
b) Tính số đo góc giữa đường thẳng A′B và mặt phẳng (ABC).
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông, cạnh bên SA vuông góc với đáy. Gọi E, F lần lượt là hình chiếu của A lên SB, SD. Khẳng định nào sau đây sai?
A. SC⊥EF
B. SC⊥AE
C. SC⊥AF
D. SC⊥BC
Cho tứ diện ABCD có hai mặt phẳng (ABC) và (ABD) cùng vuông góc với (DBC). Vẽ các đường cao BE, DF của tam giác BCD, đường cao DK của tam giác ACD.
a) Chứng minh hai mặt phẳng (ABE) và (DFK) cùng vuông góc với (ADC).
b) Gọi O và H là trực tâm ΔBCD và ΔACD. Chứng minh OH vuông góc với (ADC).
Cho hình chóp S.ABCD có ABCD là hình chữ nhật, (SAC)⊥(ABCD). Gọi M là trung điểm của AD, (SBM)⊥(ABCD). Giả sử SA=5a, AB=3a, AD=4a và góc giữa đường thẳng SA và mặt phẳng (ABCD) bằng φ. Tính cosφ.
Tìm mệnh đề đúng.