Các nhà vật lý dùng phương pháp thực nghiệm để tìm hiểu thế giới tự nhiên trong khoảng thời gian nào?
Từ năm 350 TCN đến thế kỷ XVII.
Từ năm 1900 đến nay.
Từ thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XIX.
Từ cuối thế kỉ XIX đến nay.
Vận dụng kiến thức về lịch sử phát triển của vật lý học
Vào khoảng thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XIX, các nhà vật lý đã sử dụng phương pháp thực nghiệm để tìm hiểu thế giới tự nhiên, mở đầu cho giai đoạn vật lý cổ điển.
Đáp án: C
Đáp án : C
Các bài tập cùng chuyên đề
Quan sát, trả lời câu hỏi và thảo luận
Hãy mô tả sơ lược nội dung nghiên cứu của một nhà vật lí mà bạn biết.
Quan sát, trả lời câu hỏi và thảo luận
Học tốt môn Vật lí sẽ giúp ích gì cho bạn?
Quan sát, trả lời câu hỏi và thảo luận
Lấy ví dụ chứng tỏ tri thức vật lí giúp tránh được nguy cơ gây tổn hại về sức khỏe hoặc tài sản.
Lấy ví dụ và phân tích ảnh hưởng của vật lí đối với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ.
Mô tả các bước trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên mà bạn đã học.
Lấy ví dụ về một vấn đề được hình thành từ quan sát thực nghiệm.
Quan sát, trả lời câu hỏi và thảo luận
Lấy ví dụ về một vấn đề được hình thành từ suy luận dựa trên lý thuyết đã biết.
Từ công thức liên quan, hãy biểu diễn đơn vị của áp suất và khối lượng riêng qua các đơn vị cơ bản trong hệ SI.
Quan sát Hình 1.2, thảo luận để nêu thế nào là cấp độ vi mô, vĩ mô.
Quan sát Hình 1.5 và phân tích ảnh hưởng của Vật lí trong một số lĩnh vực. Từ đó, trình bày ưu điểm của việc ứng dụng Vật lí vào đời sống so với các phương pháp truyền thống ở các lĩnh vực trên.
Có ý kiến nhận định điện năng là thành tựu cốt lõi và huyết mạch của Vật lí cho nền văn minh của nhân loại. Hình 1.8 cho thấy các châu lục sáng rực về đêm. Trình bày quan điểm của em về nhận định này.
Vào đầu thế kỉ XX, J.J. Thomson (Tôm-xơn) đã đề xuất mô hình cấu tạo nguyên tử gồm các electron phân bố đều trong một khối điện dương kết cấu tựa như khối mây. Để kiểm chứng giải thuyết này, E. Rutherford (Rơ-dơ-pho) đã sử dụng tia anpha gồm các hạt mang điện dương bắn vào các nguyên tử kim loại vàng (Hình 1P.1). Kết quả của thí nghiệm đã bác bỏ giả thuyết của J.J. Thomson, đồng thời đã giúp khám phá ra hạt nhân nguyên tử. E. Rutherford đã vận dụng phương pháp nghiên cứu nào để nghiên cứu vấn đề này? Giải thích.
Tìm hiểu thực tế một số thiết bị vật lí dùng trong y tế để chuẩn đoán, đo lường và chữa bệnh.
Gợi ý: Các thiết bị quan học của bệnh viện mắt, của các phòng khám bệnh chuẩn đoán bằng hình ảnh
Lĩnh vực nghiên cứu nào sau đây là của Vật lý?
A. Nghiên cứu về sự thay đổi của các chất khi kết hợp với nhau.
B. Nghiên cứu sự phát minh và phát triển của các vi khuẩn.
C. Nghiên cứu về các dạng chuyển động và các dạng năng lượng khác nhau.
D. Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của các tầng lớp, giai cấp trong
xã hội.
Thành tựu nghiên cứu nào sau đây của Vật lí được coi là có vai trò quan trọng trong việc mở đầu cho cuộc cách mạng công nghệ lần thứ nhất?
A. Nghiên cứu về lực vạn vật hấp dẫn.
B. Nghiên cứu về nhiệt động lực học.
C. Nghiên cứu về cảm ứng điện từ.
D. Nghiên cứu về thuyết tương đối.
Cách sắp xếp nào sau đây trong 5 bước của Phương pháp giải thực nghiệm là đúng?
A. Xác định vấn đề cần nghiên cứu, dự đoán, quan sát, thí nghiệm, kết luận.
B. Quan sát, xác định vấn đề cần nghiên cứu, thí nghiệm, dự đoán, kết luận.
C. Xác định vấn đề cần nghiên cứu, quan sát, dự đoán, thí nghiệm, kết luận.
D. Thí nghiệm, xác định vấn đề cần nghiên cứu, dự đoán, quan sát, kết luận.
Yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất dẫn tới việc Aristotle mắc sai lầm khi
xác định nguyên nhân làm cho các vật rơi nhanh chậm khác nhau?
A. Khoa học chưa phát triển.
B. Ông quá tự tin vào suy luận của mình.
C. Không có nhà khoa học nào giúp đỡ ông.
D. Ông không làm thí nghiệm để kiểm tra quan điểm của mình.
Theo em, tốc độ bay hơi của nước phụ thuộc vào những đặc điểm nào? Hãy dựa trên những hiện tượng thường thấy hằng ngày để đưa ra giả thuyết và thiết kế phương án thí nghiệm kiểm tra giả thuyết của mình.
Thế nào là một dự đoán khoa học? Nếu các quan sát, thí nghiệm chứng tỏ dự đoán của em sai thì em sẽ làm gì tiếp theo?
Để nghiên cứu tính chất của chất khí, người ta dùng mô hình chất điểm, Coi các phần tử khí là các chất điểm chuyển động hỗn loạn không ngừng, luôn va chạm vào thành bình và gây áp suất lên thành bình. Em hãy dùng mô hình này để dự đoán xem nếu ấn từ từ pit-tông xuống để giảm thể tích khí trong bình còn 1/2 thì áp suất chất khí tác dụng lên thành bình sẽ thay đổi như thế nào?