Đề bài

Trên giá sách có 3 quyển truyện tranh và 1 quyển sách giáo khoa. An chọn ngẫu nhiên 2 quyển từ giá sách. Trong các biến cố sau, hãy chỉ ra biến cố nào là chắc chắn, không thể, ngẫu nhiên. Tại sao?

A: “An chọn được 2 quyển truyện tranh” .

B: “An chọn được ít nhất 1 quyển truyện tranh''.

C: ''An chọn được 2 quyển sách giáo khoa''.

Phương pháp giải

Ta dựa vào tính đúng sai của biến cố từ đó xét xem là biến cố chắc chắn, không thể hay ngẫu nhiên

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Biến cố A là biến cố ngẫu nhiên vì có thể An chọn được 2 quyển truyện tranh nhưng cũng có thể chọn được 1 quyển truyện tranh và 1 quyển sách giáo khoa .

Biến cố B là biến cố chắc chắn vì An lấy 2 quyển ngẫu nhiên sẽ luôn lấy được 1 quyển truyện tranh

Biến cố C là biến cố không thể vì trên giá sách chỉ có 1 quyển sách giáo khoa.

Xem thêm : SGK Toán 7 - Chân trời sáng tạo

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Tung ngẫu nhiên hai đồng xu cân đối. Trong các biến cố sau, biến cố nào không là biến cố ngẫu nhiên?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Đọc các sự kiện, hiện tượng sau và thực hiện HĐ1, HĐ2

  1. Mức nước lũ trên sông Hồng trong thàng Bảy sang năm trên mức báo động 3
  2. Ngày mai, Mặt Trời mọc ở phía Tây
  3. Có sáu cơn bão đổ bộ vào nước ta trong năm tới
  4. Khi gieo hai con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc đều là 6
  5. Khi gieo hai con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc bé hơn 7.

Tìm các sự kiện, hiện tượng không thể biết trước được chắc chắn có xảy ra hay không xảy ra.

Chọn cụm từ thích hợp ( không thể, ít khả năng, nhiều khả năng, chắc chắn) vào dấu “?” trong các câu sau:

a) Tôi ..?...đi bộ 20 km mà không nghỉ

b) ..?... có tuyết rơi ở Hà Nội vào mùa đông

c) Anh An là một học sinh giỏi. Anh An …?... sẽ đỗ thủ khoa trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia tới.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Đọc các sự kiện, hiện tượng sau và thực hiện HĐ1, HĐ2

  1. Mức nước lũ trên sông Hồng trong thàng Bảy sang năm trên mức báo động 3
  2. Ngày mai, Mặt Trời mọc ở phía Tây
  3. Có sáu cơn bão đổ bộ vào nước ta trong năm tới
  4. Khi gieo hai con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc đều là 6
  5. Khi gieo hai con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc bé hơn 7.

Tìm các sự kiện, hiện tượng có thể biết trước được chắc chắn có xảy ra hay không xảy ra.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Trong HĐ1 và HĐ2, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Chọn từ thích hợp ( ngẫu nhiên, chắc chắn, không thể) thay vào dấu “?” để được câu đúng.

1. Vuông và Tròn mỗi người gieo một con xúc xắc

Biến cố “ Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là một số lớn hơn 1” là biến cố ..?..

Biến cố: Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là một số bằng 7” là biến cố …?....

2. Một túi đựng các quả cầu được ghi số 3;6;9;12;15;18;24. Lấy ngẫu nhiên một quả cầu trong túi.

Biến cố “ Lấy được quả cầu có ghi số chia hết cho 3” là biến cố ..?..

Biến cố “ Lấy được quả cầu có ghi số chia hết cho 7” là biến cố ..?..

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Lan thamm gia trò chơi Vòng quay may mắn như Hình 8.1. Xét ba biến cố sau:

A: “Lan quay vào ô có số điểm lớn hơn 500 điểm”

B: “ Lan quay vào ô có số điểm nhỏ hơn 100 điểm”

C: “ Lan quay vào ô có số điểm là số tròn trăm”

Biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Cho hai chiếc túi kín I, II đựng một số viên bi có cùng kích thước, trong đó tất cả các viên bi ở túi I có màu đen. Người chơi lấy ngẫu nhiên từ mỗi túi một viên bi và sẽ thắng nếu trong hai viên bi lấy ra có viên bi màu đỏ. Trong  túi II cần có những viên bi màu gì để biến cố “ Người chơi thắng” là:

a) Biến cố chắc chắn;

b) Biến cố không thể;

c) Biến cố ngẫu nhiên.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Minh lấy ngẫu nhiên một viên bi trong một túi đựng 5 viên bi trắng và 5 viên bi đen có cùng kích thước. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể hay biến cố ngẫu nhiên?

A: “ Minh lấy được viên bi màu trắng”

B: “ Minh lấy được viên bi màu đen”

C: “ Minh lấy được viên bi màu trắng hoặc màu đen”

D: “ Minh lấy được viên bi màu đỏ”

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Có hai chiếc hộp, mỗi hộp đựng 6 tấm thẻ ghi các số 1;2;3;4;5;6. Rút ngẫu nhiên một tấm thẻ từ mỗi hộp. Thay dấu “?” bằng các từ thích hợp trong các từ sau: ngẫu nhiên, chắc chắn, không thể.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Chọn ngẫu nhiên một số trong tập hợp {2;3;5;6;7;8;10}. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể hay biến cố ngẫu nhiên?

A: “ Số được chọn là số nguyên tố”

B: “ Số được chọn là số bé hơn 11”

C: “ Số được chọn là số chính phương”

D: “ Số được chọn là số chẵn”

E: “ Số được chọn là số lớn hơn 1”

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Một túi đựng các quả cầu có cùng kích thước, được ghi số 5; 10; 15; 20; 30; 35; 40. Lấy ngẫu nhiên một quả cầu trong túi. Chọn từ thích hợp ( chắc chắn, không thểm ngẫu nhiên) thay vào dấu “ ?” trong các câu sau:

  • Biến cố A: “ Lấy được quả cầu ghi số là số chính phương” là biến cố ..?..
  • Biến cố B: “ Lấy được quả cầu ghi số là số chia hết cho 3” là biến cố ..?..
  • Biến cố C: “ Lấy được quả cầu ghi số là số chia hết cho 5” là biến cố ..?..
Xem lời giải >>
Bài 12 :

Tung ngẫu nhiên hai đồng xu cân đối. Trong các sự kiện sau, sự kiện nào không thể xảy ra, sự kiện nào chắc chắn xảy ra ?

A: "Số đồng xu xuất hiện mặt sấp không vượt quá 2''

B: ''Số đồng xu xuất hiện mặt sấp gấp 2 lần số đồng xu xuất hiện mặt ngửa''

C: ''Có ít nhất một đồng xu xuất hiện mặt sấp''

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Gieo một con xúc xắc hai lần liên tiếp và quan sát số chấm xuất hiện trong mỗi lần gieo. Trong các biến cố sau, hãy chỉ ra biến cố nào là chắc chắn, không thể, ngẫu nhiên. Tại sao?

A: ''Tích số chấm xuất hiện trong hai lần gieo lớn hơn 1''

B: ''Tổng số chấm xuất hiện trong hai lần gieo lớn hơn 1"

C: ''Tích số chấm xuất hiện trong hai lần gieo lớn hơn 7''

D : ''Tổng số chấm xuất hiện trong hai lần gieo lớn hơn 7''

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Trong một ống cắm bút có 1 bút xanh, 1 bút đỏ và 1 bút tím. Lần lượt lấy ra 2 bút từ ống

a) Nêu tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với màu của các bút được lấy ra.

b) Gọi A là biến cố: ''Lấy được bút đỏ ở lần thứ nhất''. Hãy nêu tập hợp các kết quả làm cho biến cố A xảy ra.

c) Hãy nêu một biến cố chắc chắn và một biến cố không thể đối với phép thử trên. 

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Một cửa hàng thống kê lại số máy vi tính họ bán được từ ngày thứ Hai đến Chủ nhật trong một tuần. Kết quả được trình bày ở biểu đồ sau:

Chọn ngẫu nhiên 1 ngày trong tuần đó để xem kết quả bán hàng. Trong các biến cố sau, biến cố nào là chắc chắn, không thể và ngẫu nhiên?

A: "Cửa hàng bán được 10 máy vi tính trong ngày được chọn''

B: ''Cửa hàng bán được ít hơn 7 máy vi tính trong ngày được chọn''

C: ''Cửa hàng bán được không quá 14 máy vi tính trong ngày được chọn''

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Trong các biến cố sau, hãy chỉ ra biến cố nào là chắc chắn, không thể và ngẫu nhiên:

a) Đến năm 2050, con người tìm được sự sống bên ngoài Trái Đất.

b) Ở Mũi Điện, ngày mai Mặt Trời sẽ mọc ở hướng đông.

c) Gặp một giáo viên trong trường em sinh năm 1900.

d) Gieo một đồng xu cân đối 100 lần đều ra mặt sấp.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Tung một đồng xu hai lần. Hỏi trong các biến cố sau, biến cố nào xảy ra ? Biết rằng hai lần tung đều xuất hiện mặt sấp

A: '' Lần tung thứ hai xuất hiện mặt sấp''

B: " Xuất hiện hai mặt giống nhau trong hai lần tung''

C: " Có ít nhất một lần tung xuất hiện mặt ngửa”

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Bạn Minh quay mũi tên ở vòng quay trong hình bên và quan sát xem khi dừng thì nó chỉ vào ô nào. Trong các biến cố sau, hãy chỉ ra biến cố nào là chắc chắn, không thể và ngẫu nhiên.

A: "Kim chỉ vào ô ghi số không nhỏ hơn 1''.

B: ''Kim chỉ vào ô có màu trắng''.

C: ''Kim chỉ vào ô có màu tím''.

D: "Kim chỉ vào ô ghi số lớn hơn 6''.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Một hộp 3 chiếc bút mực và 1 chiếc bút chì. Lấy ra ngẫu nhiên cùng một lúc hai bút từ hộp. Trong các biến cố sau, hãy chỉ ra biến cố nào là chắc chắn, không thể, ngẫu nhiên

A: "Lấy được 2 chiếc bút mực''

B: ''Lấy được 2 chiếc bút chì''

C: ''Có ít nhất 1 chiếc bút mực trong hai bút được lấy ra ''

D: ''Có ít nhất 1 chiếc bút chì trong hai bút được lấy ra ''

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Một hộp có 1 quả bóng màu xanh, 1 quả bóng màu đỏ và 1 quả bóng màu vàng, xem màu, trả lại hộp rồi lại lấy ra ngẫu nhiên một quả nữa. Trong các biến cố sau, hãy chỉ ra biến cố nào là chắc chắn, không thể, ngẫu nhiên.

A: ''Quả bóng lấy ra lần thứ hai có màu đỏ''.

B: ''Quả bóng lấy ra lần thứ hai giống quả bóng đã lấy ra lần đầu''.

C: ''Quả bóng lấy ra lần đầu tiên có màu hồng''.

D: ''Có ít nhất 1 lần lấy được quả bóng màu xanh ''.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Một hộp có 5 chiếc thẻ cùng loại được đánh số lần lượt từ 1 đến 5. Lấy ngẫu nhiên 1 chiếc thẻ từ hộp. Hãy so sánh khả năng của các biến cố sau:

A: “Thẻ lấy ra được ghi số lẻ”

B: “Thẻ lấy ra được ghi số chẵn”

C: “Thẻ lấy ra được ghi số 2”

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Một hộp có 5 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, 4, 5; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau (Hình 31).

Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp. Xét sự kiện “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chẵn”.

Sự kiện nói trên còn được gọi là gì?

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần.

Xét biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số nguyên tố”. Nêu những kết quả thuận lợi cho biến cố trên.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp có 12 chiếc thẻ đã nêu ở Ví dụ 2. Xét biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số không chia hết cho 3”. Nêu những kết quả thuận lợi cho biến cố trên.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần.

a) Xét biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là hợp số”. Nêu những kết quả thuận lợi cho biến cố trên.

b) Xét biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia 3 dư 1”. Nêu những kết quả thuận lợi cho biến cố trên.

c) Xét biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là ước của 4”. Nêu những kết quả thuận lợi cho biến cố trên.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Một hộp có 52 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, …, 51, 52; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp.

a) Viết tập hợp M gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra.

b) Xét biến cố “Số xuất hiện trên thẻ để rút ra là số bé hơn 10”. Nêu những kết quả thuận lợi cho biến cố trên.

c)  Xét biến cố “Số xuất hiện trên thẻ thẻ được rút ra là số chia cho 4 và 5 đều có số dư là 1”. Nêu những kết quả thuận lợi cho biến cố trên.

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên có hai chữ số.

a) Viết tập hợp E gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số tự nhiên được viết ra.

b) Xét biến cố “Số tự nhiên được viết ra là số chia hết cho 9”. Nêu những kết quả thuận lợi cho biến cố trên.

c) Xét biến cố “Số tự nhiên được viết ra là bình phương của một số tự nhiên”. Nêu những kết quả thuận lợi cho biến cố trên.

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Tổ I của lớp 7D có 5 học sinh nữ là: Ánh, Châu, Hương, Hoa, Ngân và 5 học sinh nam là: Bình, Dũng, Hùng, Huy, Việt. Chọn ra ngẫu nhiên một học sinh trong Tổ I của lớp 7D.

a) Viết tập hợp P gồm các kết quả có thể xảy ra đối với học sinh được chọn ra.

b) Xét biến cố “Học sinh được chọn ra là học sinh nữ”. Nêu những kết quả thuận lợi cho biến cố trên.

c) Xét biến cố “Học sinh được chọn ra là học sinh nam”. Nêu những kết quả thuận lợi cho biến cố trên.

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Một nhóm học sinh quốc tế gồm 9 học sinh đến từ các nước: Việt Nam, Ấn Độ, Ai Cập, Brasil, Canada, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Nam Phi; mỗi nước chỉ có đúng một học sinh. Chọn ra ngẫu nhiên một học sinh trong nhóm học sinh quốc tế trên.

a) Viết tập hợp G gồm các kết quả có thể xảy ra đối với học sinh được chọn ra.

b) Xét biến cố “Học sinh được chọn ra đến từ châu Á”. Nêu những kết quả thuận lợi cho biến cố trên.

c) Xét biến cố “Học sinh được chọn ra đến từ châu Âu”. Nêu những kết quả thuận lợi cho biến cố trên.

d) Xét biến cố “Học sinh được chọn ra đến từ châu Mỹ”. Nêu những kết quả thuận lợi cho biến cố trên.

e) Xét biến cố “Học sinh được chọn ra đến từ châu Phi”. Nêu những kết quả thuận lợi cho biến cố trên.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Khi tung một đồng xu cân đối một lần và quan sát mặt xuất hiện của nó. Số kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của đồng xu là

Xem lời giải >>