Đề bài

Một số khác 0 cũng là một đa thức. Vậy bậc của nó bằng bao nhiêu?

Phương pháp giải

Một số thực được xem là một đơn thức có bậc là 0

Mỗi đơn thức cũng là 1 đa thức

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Bậc của một số khác 0 là 0.

Xem thêm : SGK Toán 7 - Kết nối tri thức

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Xét đa thức \(P =  - 3{x^4} + 5{x^2} - 2x + 1\). Đó là một đa thức thu gọn. Hãy quan sát các hạng tử ( các đơn thức)  của đa thức P và trả lời các câu hỏi sau:

Trong P, bậc của hạng tử 5x2 là 2 ( số mũ của x2). Hãy xác định bậc của các hạng tử trong P.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Xét đa thức \(P =  - 3{x^4} + 5{x^2} - 2x + 1\). Đó là một đa thức thu gọn. Hãy quan sát các hạng tử ( các đơn thức)  của đa thức P và trả lời các câu hỏi sau:

Trong P, hạng tử nào có bậc bằng 0?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Một bể chứa nước có dạng hình hộp chữ nhật được thiết kế với kích theo tỉ lệ:

Chiều cao : chiều rộng : chiều dài = 1 : 2 : 3

Trong bể hiện còn 0,7 m3 nước. Gọi chiều cao của bể là x (mét).

Hãy viết đa thức biểu thị số mét khối nước cần phải bơm thêm vào bể để bể đầy nước. Xác định bậc của đa thức đó.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Hãy cho biết bậc của các đa thức sau:

a) 3 + 2y                      b) 0                    c) 7 + 8                      d) \(3,2{x^3} + {x^4}\)

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Hãy cho biết bậc của các đa thức sau:

\(A = 3x - 4{x^2} + 1\)

\(B = 7\)

\(M = x - 7{x^3} + 10{x^4} + 2\) 

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Cho đa thức \(P(x) = 9{x^4} + 8{x^3} - 6{x^2} + x - 1 - 9{x^4}\).

a) Thu gọn đa thức P(x).

b) Tìm số mũ cao nhất của x trong dạng thu gọn của P(x).

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Biểu thức nào sau đây là đa thức một biến? Tìm biến và bậc của đa thức đó.

a) \( - 2x\)

b) \( - {x^2} - x + \dfrac{1}{2}\)

c) \(\dfrac{4}{{{x^2} + 1}} + {x^2}\);

d) \({y^2} - \dfrac{3}{y} + 1\)

e) \( - 6z + 8\)

g) \( - 2{t^{2021}} + 3{t^{2020}} + t - 1\).

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Cho hai đa thức f(x) và g(x) khác đa thức không sao cho tổng f(x) + g(x) khác đa thức không. Khi nào thì bậc của f(x) + g(x) chắc chắn bằng bậc của f(x)?

A. f(x) và g(x) có cùng bậc

B. f(x) có bậc lớn hơn bậc của g(x)

B. g(x) có bậc lớn hơn bậc của f(x)

D. Không bao giờ

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Hãy nêu bậc của các đa thức sau:

\(A = 5{x^2} - 2{x^4} + 7\);  \(B = 17\); \(C = 3x - 4{x^3} + 2{x^2} + 1\).

Xem lời giải >>