Đề bài

Một viện nghiên cứu đang nghiên cứu loại thuốc X chữa bệnh thoái hóa khớp. Ở giai đoạn thử nghiệm lâm sàng pha \(3,\) viện nghiên cứu tiến hành thử nghiệm với một số lượng lớn tình nguyện viên có bệnh này. Các tình nguyện viên có giới tính khác nhau, thuộc nhiều lứa tuổi, sống ở nhiều vùng miền khác nhau. Trong số những bệnh nhân tham gia thử nghiệm có \(4200\) người dùng thuốc X và kết quả dùng thuốc sau \(6\) tuần được thống kê ở Bảng 7.12:

 

Tính xác suất thực nghiệm của biến cố “Bệnh nhân thuyên giảm sau \(6\) tuần dùng thuốc X”. Từ đó, hãy ước tính xác suất thuyên giảm bệnh khi một bệnh nhân nào đó dùng thuốc X.

Phương pháp giải

Nếu thực hiện lặp đi lặp lại một phép thử nào đó \(n\) lần và quan sát thấy có \(k\) lần xảy ra biến cố A thì thỉ số \(\frac{k}{n}\) được gọi là xác suất thực nghiệm của biến cố A trong \(n\) lần thực hiện phép thử.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Xác suất thực nghiệm của biến cố “Bệnh nhân thuyên giảm sau \(6\) tuần dùng thuốc X” là: \(\frac{{3865}}{{4220}} \approx 92\% \)

Xác suất thuyên giảm bệnh khi một bệnh nhân nào đó dùng thuốc X là: \( \approx 0,92\)

Xem thêm : SGK Toán 8 - Cùng khám phá

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Hình 8.4 là cảnh tắc đường ở đường Nguyễn Trãi (Hà Nội) vào giờ cao điểm buổi sáng, từ khoảng 7 giờ 30 phút đến 8 giờ. Giả sử camera quan sát đường Nguyễn Trãi trong 365 ngày ghi nhận được 217 ngày tắc đường vào giờ cao điểm buổi sáng. Từ só liệu thống kê đó, hãy ước lượng xác suất của biến cố E: "Tắc đường vào giờ cao điểm buổi sáng ở đường Nguyễn Trãi" 

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Trong 240 000 trẻ sơ sinh chào đời người ta thấy có 123 120 bé trai. Hãy ước lượng xác suất của biến cố "Trẻ sơ sinh là bé gái"

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Thống kê điểm kiểm tra cuối năm môn Toán của một nhóm 100 học sinh lớp 8 được chọn ngẫu nhiên tại ba lớp của trường Trung học cơ sở X, thu được kết quả như bảng sau:

Điểm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Số hs

7

9

11

11

12

12

13

9

8

8

a) Chọn ngẫu nhiên một học sinh của trường X. Hãy tính xác suất thực nghiệm của các biến cố sau:

A: "Học sinh đó có điểm nhỏ hơn hoặc bằng 5"

B: "Học sinh đó có điểm từ 4 đến 9"

b) Hãy dự đoán trong nhóm 80 học sinh lớp 8 chọn ngẫu nhiên từ ba lớp khác của trường X:

Có bao nhiêu học sinh có số điểm không vượt quá 5 điểm?

Có bao nhiêu học sinh có số điểm từ 4 đến 9 điểm?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Thống kê về số ca nhiễm bệnh và số ca tử vong của bệnh SARS và bệnh EBOLA được kết quả như sau:

Bệnh

Số người nhiễm

Số người tử vong

SARS( 11-2002 đến 7 – 2003)

8 437

813

EBOLA (2014 – 2016)

34 453

15 158

Căn cứ vào bảng thống kê trên, hãy ước lượng xác suất một người tử vong khi nhiễm bệnh SARS, bệnh EBOLA

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Một nhà máy sản xuất máy điều hòa tiến hành kiểm tra chất lượng của 600 chiếc điều hòa được sản xuất và thấy có 5 chiếc bị lỗi. Trong một lô hàng có 1500 chiếc điều hòa, hãy dự đoán xem có khoảng bao nhiêu chiếc điều hòa không bị lỗi

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Hai bạn Mai và Việt lần lượt thực hiện việc gieo đồng thời hai con xúc xắc và ở mỗi lần gieo sẽ nhận được số điểm bằng tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc. Mai được gieo 100 lần và Việt được gieo 120 lần. Mai gieo trước và ghi lại kết quả của mình như sau:

Số điểm

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Số lần

3

5

9

10

14

16

13

11

8

7

4

Trước khi Việt gieo, hãy dự đoán xem có bao nhiêu lần số điểm của Việt nhận được là: 

a) Một số chẵn

b) Một số nguyên tố

c) Một số lớn hơn 7 

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Thống kê số vụ tai nạn giao thông trong hai tháng 8 và 9 của thành phố X được kết quả như bảng sau:

Số vụ tai nạn giao thông xảy ra trong môt ngày

0

1

2

3

4

5

6

7

≥8

Số ngày

4

9

15

10

8

6

4

3

2

Từ bảng thống kê trên, hãy dự đoán xem trong ba tháng 10; 11; 12 tới tại thành phố X:

a) Có bao nhiêu ngày có nhiều nhất 3 vụ tai nạn giao thông

b) Có bao nhiêu ngày có ít nhất 5 vụ tai nạn giao thông 

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Bảng sau đây thống kê kết quả khảo sát số người thích một bộ phim mới tại 5 quận A, B, C, D, E của thành phố X 


a) Chọn ngẫu nhiên một người ở quận C. Ước lượng xác suất của biến cố:

A: "Người được chọn thích bộ phim đó"

b) Chọn ngẫu nhiên một người ở quận E. Ước lượng xác suất của biến cố:

B: "Người được chọn không thích bộ phim đó"

c) Chọn ngẫu nhiên 600 người ở thành phố X. Ước lượng trong đó có bao nhiêu người thích bộ phim đó

d) Chọn ngẫu nhiên 500 người nữ ở thành phố X. Ước lượng trong đó có bao nhiêu người thích bộ phim đó?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Hãy trả lời câu hỏi ở (trang 92)

Trước khi Hà tung một đồng xu cân đối và đồng chất 100 lần, Thọ dự đoán sẽ có trên 70 lần xuất hiện mặt sấp còn Thúy lại dự đoán sẽ có ít hơn 70 lần xuất hiện mặt sấp. Theo em, bạn nào có khả năng dự đoán cao hơn? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Một hộp chứa một số quả bóng xanh và bóng đỏ. Linh lấy ra ngẫu nhiên 1 quả bóng từ hộp, xem màu rồi trả bóng lại hộp. Lặp lại phép thử đó 200 lần, Linh thấy có 62 lần lấy được bóng xanh và 138 lần lấy được bóng đỏ.

a) Tính xác suất thực nghiệm của biến cố “Lấy được bóng xanh” sau 200 lần thử.

b) Biết số bóng xanh trong hộp là 20, hãy ước lượng số bóng đỏ trong hộp.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Xác suất nảy mầm của một loại hạt giống là 0,8. Người ta đem gieo 1000 hạt giống đó. Hãy ước lượng xem có khoảng bao nhiêu hạt trong số đó sẽ nảy mầm.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Ở một sân bay người ta nhận thấy với mỗi chuyến bay, xác suất tất cả mọi người đều có mặt để lên máy bay là 0,9. Trong một ngày, sân bay có 120 lượt máy bay cất cánh. Hãy ước lượng số chuyến bay trong ngày hôm đó có người mua vé nhưng không lên máy bay.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Một hộp chứa các viên bi màu trắng và đen có kích thước và khối lượng như nhau. Mai lấy ra ngẫu nhiên 1 viên bi từ hộp, xem màu rồi trả lại hộp. Lặp lại thử nghiệm đó 80 lần, Mai thấy có 24 lần lấy được viên bi màu trắng.

a) Hãy tính xác suất thực nghiệm của biến cố “Lấy được viên bi màu đen” sau 80 lần thử.

b) Biết tổng số bi trong hộp là 10. Hãy ước lượng xem trong hộp có khoảng bao nhiêu viên bi trắng.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Trong một cuộc điều tra, người ta phỏng vấn 300 người được lựa chọn ngẫu nhiên ở một khu dân cư thì thấy có 255 người ủng hộ việc tắt điện trong sự kiện Giờ Trái Đất. Hãy ước lượng xác suất của biến cố “Một người được lựa chọn ngẫu nhiên trong khu dân cư ủng hộ việc tắt đèn điện trong sự kiện Giờ Trái Đất”.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Thúy gieo một con xúc xắc cân đối 1000 lần. Số lần xuất hiện mặt 6 chấm trong 1000 lần gieo đó có khả năng lớn nhất thuộc vào tập hợp nào sau đây?

A. {0; 1; …; 100}.

B. {101; 102; …; 200}.

C. {201; 202; …; 300}.

C. {301; 302; … ; 400}.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Xuân bỏ một số viên bi xanh và đỏ có kích thước và khối lượng giống nhau vào túi. Mỗi lần Xuân lấy ra ngẫu nhiên 1 viên bi, xem màu của nó rồi trả lại túi. Lặp lại phép thử đó 100 lần, Xuân thấy có 40 lần mình lấy được bi đỏ. Biết rằng trong túi có 9 viên bi xanh, hãy ước lượng xem trong túi có bao nhiêu viên bi đỏ.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Một tấm bìa hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau như Hình 1. Bạn Thủy quay mũi tên và quan sát xem khi dừng lại mũi tên chỉ vào ô số mấy. Thủy ghi lại kết quả sau 120 lần thí nghiệm ở bảng sau: 

a) Tính xác suất thực nghiệm của biến cố “Mũi tên chỉ vào ô có màu trắng”.

b) Theo dự đoán, xác suất mũi tên chỉ vào mỗi ô có bằng nhau không?

c) Một người nhận định rằng xác suất mũi tên chỉ vào các ô màu xanh bằng xác suất mũi tên chỉ vào các ô màu trằng và bằng xác suất chỉ vào các ô màu đỏ. Theo em, kết quả thực nghiệm của bạn Thủy có phù hợp với nhận định đó không?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Trong trò chơi gieo xúc xắc, khi số lần gieo xúc xắc ngày càng lớn thì xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chẵn” ngày càng gần với số thực nào?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Một hộp có 10 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số ngày nguyên dương không vượt quá 10, hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau.

Lấy ngẫu nhiên một chiếc thẻ từ trong hộp, ghi lại số của thẻ lấy ra và bỏ lại thẻ đó vào hộp.

a)      Sau 30 lần rút thẻ liên tiếp, tính xác suất thực nghiệm của mỗi biến cố sau:

-         “Thẻ rút ra ghi số 1”;

-         “Thẻ rút ra ghi số 5”;

-         “Thẻ rút ra ghi số 10”.

b)     Nêu mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm của biến cố “Thẻ rút ra ghi số chia hết cho 3” với xác suất của biến cố đó khi số lần rút thẻ ngày càng lớn.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Một hộp có 5 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số nguyên dương không vượt quá 5, hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Lấy ngẫu nhiên một chiếc thẻ từ trong hộp, ghi lại số của thẻ lấy ra và bỏ lại thẻ đó vào hộp.

a) Sau 40 lần lấy thẻ liên tiếp, hãy tính xác suất thực nghiệm của các biến cố sau "Thẻ lấy ra ghi số chẵn" và "Thẻ lấy ra ghi số lẻ".

b) Tính xác suất của các biến cố "Thẻ lấy ra ghi số chẵn" và "Thẻ lấy ra ghi số lẻ". 

c) Nêu mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm của mỗi biến cố "Thẻ lấy ra ghi số chẵn" và "Thẻ lấy ra ghi số lẻ" với xác suất của mỗi biến cố đó khi số lần lấy thẻ ngày càng lớn.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

a) Gieo con xúc sắc cân đối và đồng chất có \(6\) mặt. Tính xác suất của \(6\) biến cố \({E_1},{E_2},{E_3},{E_4},{E_5},{E_6}\) trong đó \({E_i}\left( {1 \le i \le 6} \right)\) là nhận được mặt \(i\) chấm”.

b) Bảng 7.10a ghi lại kết quả mà Đào thu được trong \(100\) lần gieo xúc xắc.

 

Tính xác suất thực nghiệm của các biến cố \({E_1},{E_2},{E_3},{E_4},{E_5},{E_6}\) trong thí nghiệm của Đào.

c) Bảng 7.10b ghi lại kết quả mà \(9\) bạn trong tổ của Lan thu được sau \(1800\) lần gieo xúc xắc (mỗi bạn gieo \(200\) lần, ghi lại kết quả, sau đó tổng hợp dữ liệu trong Bảng 7.10b).

 

Tính xác suất thực nghiệm của các biến cố \({E_1},{E_2},{E_3},{E_4},{E_5},{E_6}\) trong thí nghiệm của tổ bạn Lan.

d) Với mỗi biến cố \({E_i}\left( {1 \le i \le 6} \right),\) có nhận xét gì về kết quả tìm được ở các câu a,b,c?

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Trong nhiều ngày liên tiếp, chi Xuân ghi lại số cuộc gọi điện thoại mà chị nhận được mỗi ngày và biểu diễn kết quả thống kê trong biểu đồ dưới.

 

a) Cuộc khảo sát kéo dài bao nhiêu ngày?

b) Ước lượng xác suất để ngày mai chị Xuân sẽ:

- Không có cuộc gọi điện thoại nào;

- Có \(5\) cuộc điện thoại trở lên;

- Có ít hơn \(3\) cuộc điện thoại.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Một hộp chứa các viên bi màu trắng và đen có kích thước và khối lượng như nhau. Mai lấy ra ngẫu nhiên từ một hộp, xem màu rồi trả lại hộp. Lặp lại thử nghiệm đó 80 lần, Mai thấy có 24 lần lấy được viên bi màu trắng.

a) Hãy tính xác suất thực nghiệm của biến cố "Lấy được viên bi màu đen" sau 80 lần thử.

b) Biết tổng số bi trong hộp là 10, hãy ước lượng xem trong hộp có khoảng bao nhiêu viên bi trắng.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Bác bảo vệ theo dõi số khách đến cơ quan mỗi ngày trong một tháng. Kết quả thu được như bảng sau:

a) Gọi A là biến cố “Trong một ngày có từ 3 khách trở lên đến cơ quan”. Hỏi có bao nhiêu ngày biến cố A xảy ra?

b) Tính xác suất thực nghiệm của biến cố A.

c) Hãy ước lượng xác suất của biến cố B: “Trong một ngày có số khách đến cơ quan là số lẻ”.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Xét đối tượng \(A\) từ một nhóm gồm \(k\) đối tượng trong trò chơi chọn ngẫu nhiên một đối tượng từ một nhóm đối tượng. Khi số lần lấy ngẫu nhiên một đối tượng ngày càng lớn thì xác suất thực nghiệm của biến cố “Đối tượng được lấy ra là đối tượng \(A\)” ngày xàng gần với số thực nào?

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Một hộp có 20 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số tự nhiên lẻ nhỏ hơn 40, hai thẻ khác nhau được ghi hai số khác nhau. Lấy ngẫu nhiên một chiếc thẻ từ trong hộp, ghi lại số của thẻ được lấy ra và bỏ lại thẻ đó vào hộp.

a)      Sau 40 lần lấy thẻ liên tiếp, tính xác suất thực nghiệm của mỗi biến cố sau:

-         “Thẻ lấy ra ghi số chia hết cho 23”;

-         “Thẻ lấy ra ghi số lớn hơn 11 và là bình phương của một số tự nhiên”.

b)     Nêu mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm của biến cố “Thẻ lấy ra ghi số nhỏ hơn 15 và chia hết cho 7” với xác suất của biến cố đó khi số lần lấy thẻ ngày càng lớn.

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Một hộp có 12 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số tự nhiên nhỏ hơn 12, hai thẻ khác nhau được ghi hai số khác nhau. Lấy ngẫu nhiên một chiếc thẻ từ trong hộp, ghi lại số của thẻ được lấy ra và bỏ lại thẻ đó vào hộp.

a)      Sau 25 lần lấy thẻ liên tiếp, tính xác suất thực nghiệm của mỗi biến cố sau:

-         “Thẻ lấy ra ghi số 8”

-         “Thẻ lấy ra ghi số lớn hơn 9, nhỏ hơn 12 và không phải là số nguyên tố”

-         _”Thẻ lấy ra ghi số là lập phương của một số tự nhiên”.

b)     Nêu mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm của biến cố “Thẻ lấy ra ghi số chia hết cho 9” với xác suất của biến cố đó khi số lần lấy thẻ ngày càng lớn.

Xem lời giải >>