Đề bài

Vào một thời điểm trong ngày, \(B\) và \(D\) lần lượt là các bóng của điểm \(A\) trên mặt thành cổ và điểm \(C\) trên đỉnh cột lên mặt đất, các điểm \(M,C,A\) thẳng hàng và các điểm \(M,D,B\) thẳng hàng (Hình 6.110). Người ta đo được các khoảng cách \(MD = 1m,MB = 5m\) và \(MC = 2m.\)

a) Tính khoảng cách giữa hai điểm \(C\) và \(A.\)

b) Biết chiều cao của cây cột là \(1m,\) tính chiều cao của thành cổ.

 

 

Phương pháp giải

Dựa vào định lí hai tam giác đồng dạng ở bài 4 để tìm khoảng cách 2 điểm C và A.

Áp dụng các trường hợp tam giác đồng dạng để tính chiều cao của thành cổ.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

a) Xét tam giác \(MDC\) và tam giác \(MBA\) , ta có:

 \(CD//AB\) (do tia sáng mặt trời song song)

 \(CD\) cắt \(MB,MA\) tại \(C,D\)

=> \(\Delta MDC\) ∽ \(\Delta MBA\)

Ta có tỉ số đồng dạng:

 \(\frac{{MD}}{{MB}} = \frac{{MC}}{{MA}} \\ \frac{1}{5} = \frac{2}{{MA}} \Rightarrow MA = 10\)

=> \(CA = 10 - 2 = 8\)

Vậy khoảng cách giữa C và A là 8

b)

 

Kẻ \(AF\) vuông góc với \(MF\) .

Xét tam giác \(CME\) và tam giác \(AMF\) , ta có:

 \(\widehat M\) là góc chung

 \(\widehat {CEM} = \widehat {AFM} = 90^\circ \)

=> \(\Delta MCE\) ∽ \(\Delta MAF\) (g-g)

Ta có tỉ số đồng dạng:

 \(\frac{{MC}}{{MA}} = \frac{{CE}}{{AF}} \\ \frac{2}{{10}} = \frac{1}{{AF}} \Rightarrow AF = 5\) 

Xem thêm : SGK Toán 8 - Cùng khám phá

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Cho tam giác ABC và các điểm M, N lần lượt nằm trên các cạnh AB, AC sao cho MN song song với BC.

 

- Hãy viết các cặp góc bằng nhau của hai tam giác ABC và AMN, giải thích vì sao chúng bằng nhau

- Kẻ đường thẳng đi qua N song song với AB và cắt BC tại P. Hãy chứng tỏ MN=BP và suy ra \(\frac{{MN}}{{BC}} = \frac{{AN}}{{AC}} = \frac{{AM}}{{AB}}\)

- Tam giác ABC và tam giác AMN có đồng dạng không? Nếu có hãy viết đúng kí hiệu đồng dạng 

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Trong hình 9.8, các đường thẳng AB, CD, EF song song với nhau. Hãy liệt kê ba cặp tam giác (phân biệt) đồng dạng.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Có một chiếc bóng điện được mắc trên đỉnh (Điểm A) của cột đèn thẳng đứng. Để tính chiều cao AB của cột đèn, bác Dương cắm một chiếc cọc gỗ (đoạn CD) thẳng đứng trên mặt đất rồi đo chiều dài bóng của cọc gỗ do ánh đèn điện tạo ra và đo khoảng cách từ điểm E đến chân cột đèn (điểm B). Hãy giải thích bác Dương đã tính được chiều cao cột đèn như thế nào, biết cọc gỗ cao 1m, EC=80cm và EB=4m.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Trong hình 9.9, ABC là tam giác không cân; M, N, P lần lượt là trung điểm của BC, CA, AB. Hãy tìm trong hình năm tam giác khác nhau mà chúng đôi một đồng dạng với nhau. Giải thích vì sao chúng đồng dạng 

 

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Vào gần buổi trưa, khi bóng bạn An dài 60 cm thì bóng cột cờ dài 3m

a) Biết rằng bạn An cao 1,4 m. Hỏi cột cờ cao bao nhiêu mét?

b) Vào buổi chiều khi bóng bạn An dài 3m, hỏi bóng cột cờ dài bao nhiêu mét? 

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Cho hình 9.73, biết rằng MN // AB, MP // AC. Hãy liệt kê ba cặp hai tam giác (khác nhau) đồng dạng có trong hình

 

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Hai đường trung tuyến BM, CN của tam giác ABC cắt nhau tại điểm G (H.9.75). Chứng minh rằng tam giác GMN đồng dạng với tam giác GBC và tìm tỉ số đồng dạng 

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Từ căn hộ chung cư nhà mình, bạn Lan đứng cách cửa sổ 1m nhìn sang tòa nhà đối diện thì vừa nhìn thấy đúng tất cả 6 tầng của tòa nhà đó. Biết rằng cửa sổ nhà Lan cao 80cm và mỗi tầng của tòa nhà đối diện 4m. Hỏi khoảng cách từ căn hộ nhà Lan đến tòa nhà đối diện là bao nhiêu? 

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Hình sau mô tả một dụng cụ đo bề dày (nhỏ hơn 1cm) của số sản phẩm. Dụng cụ này gồm một thướng AC = 10 cm, có vạch chia đến 1 mm, gắn với một bản kim loại có cạnh thẳng AB sao cho khoảng cách BC = 1cm.

Muốn đo bề dày của vật, ta kẹp vật vào giữa bản kim loại và thước (đáy của vật áp vào bề mặt của thước AC). Khhi đó trên thước ta đọc đường "bề dày" d của vật (trên hình vẽ ta có d = 5,5mm). Hãy giả thích tại sao với dụng cụ đó, ta có thể đo được bề dày d của các vật (với d < 10 mm)

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Cho tam giác \(DEF\) và tam giác \(ABC\) có \(DE = \frac{1}{3}AB,DF = \frac{1}{3}AC,\widehat D = \widehat A\) (Hình 5). Trên tia \(AB\), lấy điểm \(M\) sao cho \(AM = DE\). Qua \(M\) kẻ \(MN//BC\left( {N \in AC} \right)\).

a) So sánh \(\frac{{AM}}{{AB}}\) và \(\frac{{AN}}{{AC}}\)

b) So sánh \(AN\) với \(DF\).

c) Tam giác \(AMN\) có đồng dạng với tam giác \(ABC\) không?

d) Dự đoán sự đồng dạng của hai tam giác \(DEF\) và \(ABC\).

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Cho hai tam giác \(ABC\) và \(A'B'C'\) có \(\widehat A = \widehat {A'},\widehat C = \widehat {C'}\) (Hình 9).

Trên cạnh \(AC\), lấy điểm \(D\) sao cho \(DC = A'C'\). Qua \(D\) là kẻ đường thẳng song song với \(AB\) cắt cạnh \(BC\) tại \(E\).

a) Tam giác \(DEC\) có đồng dạng với tam giác \(ABC\) không?

b) Nhận xét về mối quan hệ giữa tam giác \(A'B'C'\)và tam giác \(DEC\).

c) Dự đoán về sự đồng dạng của hai tam giác \(A'B'C'\)và \(ABC\).

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Nếu \(\Delta ABC\) có \(MN//AB\) (với \(M \in AC,N \in BC\)) thì

A. \(\Delta CMN\backsim\Delta ABC\).

B. \(\Delta CNM\backsim\Delta CAB\).                       

C. \(\Delta CNM\backsim\Delta ABC\).

D. \(\Delta MNC\backsim\Delta ABC\).

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Cho tam giác ABC. Gọi B’, C’ lần lượt là trung điểm của AB, AC. Chứng minh \(\Delta AB'C' \backsim \Delta ABC\).

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Cho tam giác ABC (Hình 55), các điểm M, N thuộc cạnh AB thỏa mãn \(AM = MN = NB\), các điểm P, Q thuộc cạnh AC thỏa mãn \(AP = PQ = QC\). Tam giác AMP đồng dạng với những tam giác nào?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Cho hình bình hành ABCD. Một đường thẳng đi qua D lần lượt cắt đoạn thẳng BC và tia AB tại M và N sao cho điểm M nằm giữa hai điểm B và C. Chứng minh:

a)      \(\Delta NBM \backsim \Delta NAD\)

b)     \(\Delta NBM \backsim \Delta DCM\)

c)      \(\Delta NAD \backsim \Delta DCM\)

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Cho hai tam giác ABC, A’B’C’ sao cho \(\widehat {A'} = \widehat A,\,\,\widehat {B'} = \widehat B\) và \(A'B' \ne AB\) (Hình 80). Trên tia A’B’ lấy điểm M khác B thỏa mãn \(A'M = AB\). Qua M kẻ đường thẳng song song với B’C’ cắt tia A’C’ tại N. Chứng minh \(\Delta A'MN = \Delta ABC\). Từ đó suy ra \(\Delta A'B'C' \backsim \Delta ABC\).

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Vẽ tam giác \(ABC\) bất kì. Vẽ đường thẳng song song với \(BC,\) cắt \(AB\) tại \(D,AC\) tại \(E\) (Hình 6.43). Theo em, tam giác \(ADE\) có đồng dạng với tam giác \(ABC\) không?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Trong Hình 6.46, \(AB\) và \(CD\) song song với nhau. Tìm độ dài \(AO\) và \(AB.\) 

 

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Cánh buồm trên thực tế và ảnh chụp của nó \(\left( {\Delta ABC} \right)\) trong hình 6.47 có thể xem là hai tam giác vuông đồng dạng. Độ dài ba cạnh của cánh buồm trên ảnh chụp là \(3,3cm;3,5cm\) và \(1,6cm.\) Trên thực tế, cạnh ngắn nhất của cánh buồm là \(4m.\) Tính độ dài hai cạnh còn lại của cánh buồm theo đơn vị mét (làm tròn kết quả đến hàng phần mười).

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Tìm độ dài \(x,y\) trong mỗi trường hợp ở Hình 6.48.

 

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Vào một thời điểm trong ngày, bóng của ngọn cây vừa trùng đúng với bóng của đỉnh đầu bạn Nam (Hình 6.49). Biết Nam cao \(1,6m,\) độ dài bóng của Nam là \(1,3m,\) khoảng cách từ gốc cây đến vị trí Nam đứng là \(2,6m.\) Tính chiều cao của cây.

 

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Hình thang \(ABCD\left( {AB//CD} \right)\) có hai đường chéo cắt nhau tại \(O.\) Đường thẳng qua \(O\) song song với \(CD,\) cắt \(AD\) tại \(E\) và cắt \(BC\) tại \(F.\) Chứng minh rằng \(O\) là trung điểm của \({\rm{EF}}.\) 

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Xét tam giác \(ABC\) và tam giác \(A'B'C'\) có độ dài cạnh như trong hình 6.52.

Đường thẳng \(DE\) song song với cạnh \(BC.\)

1. Vì sao \(\Delta ADE∽\Delta ABC?\)

2. Tính độ dài \(AE\) và \(DE\). Vì sao \(\Delta ADE = \Delta A'B'C'?\)

Em có kết luận gì về \(\Delta \,ABC\)và \(\Delta A'B'C'?\)

Xem lời giải >>