Đề bài

Phương trình nào sau đây nhận \(x = 2\) là nghiệm?

A. \(3x + 6 = 0\).

B. \(2x - 4 = 0\).

C. \(2x + 3 = 1 + x\).

D. \(x + 2 = 4 + x\).

Phương pháp giải

Để giải phương trình ta có thể sử dụng các quy tắc sau:

- Chuyển một số hạng từ vế bên này sang vế bên kia và đổi dấu số hạng (Quy tắc chuyển vế);

- Nhân cả hai vế với cùng một số khác 0 (Quy tắc nhân với một số);

- Chia hai vế cho cùng một số khác 0 (Quy tắc chia cho một số).

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Đáp án đúng là B

Giải phương trình ở đáp án B ta được:

\(2x - 4 = 0\)

\(2x = 0 + 4\)

\(2x = 4\)

\(x = 4:2\)

\(x = 2\)

Vậy phương trình có nghiệm là \(x = 2\).

Xem thêm : SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Giải các phương trình sau:

a) 5x−(2−4x)=6+3(x−1)

b) \(\frac{{x - 1}}{4}\)+2x=3 - \(\frac{{2{\rm{x}} - 3}}{3}\)

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Hai bạn Lan và Hương cùng vào hiệu sách. Lan mua 5 quyển vở cùng loại và 1 quyển sách giá 50 nghìn đồng. Hương mua 3 quyển vở cùng loại với loại vở của Lan và 1 quyển sách giá 74 nghìn đồng. Số tiền phải trả của Lan và Hương là bằng nhau

a) Gọi x (nghìn đồng) là giá tiền của mỗi quyển vở. Viết phương trình biểu thị tổng số tiền mua sách và vở của hai bạn Lan và Hương là bằng nhau 

b) Giải phương trình nhận được ở câu a để tìm giá tiền của mỗi quyển vở 

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Giải các phương trình sau:

a) 7x−(2x+3)=5(x−2)

b) x + \(\frac{{2{\rm{x}} - 1}}{5}\)=3 + \(\frac{{3 - x}}{4}\)

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Hiện nay tuổi của bố bạn Nam gấp 3 lần tuổi của Nam. Sau 10 năm nữa thì tổng số tuổi của Nam và bố là 76 tuổi. Gọi x là số tuổi hiện nay của Nam

a) Biểu thị tuổi hiện nay của bố bạn Nam theo tuổi hiện tại của Nam

b) Viết phương trình biểu thị sự kiện sau 10 năm nữa thì tổng số tuổi của nam và bố là 76 tuổi

c) Giải phương trình nhận được ở câu b để tính tuổi của Nam và bố hiện nay 

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Bạn Mai mua cả sách và vở hết 500 nghìn đồng. Biết rằng số tiền mua sách nhiều gấp rưỡi số tiền mua vở, hãy tính số tiền bạn Mai dùng để mua mỗi loại 

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Giải các phương trình sau:

a) x−3(2−x)=2x−4

b) \(\frac{1}{2}\left( {x + 5} \right) - 4 = \frac{1}{3}\left( {x - 1} \right)\)

c) 3(x−2)−(x+1)=2x−4

d) 3x−4=2(x−1)−(2−x)

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Bạn Nam giải phương trình x(x+1)=x(x+2) như sau:

                                               x+1=x+2

                                               x−x=2−1

                                               0x=1 (vô nghiệm)

Em có đồng ý cách giải của bạn Nam không? Nếu không đồng ý, hãy trình bày cách giải của em. 

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Tập nghiệm S của phương trình 3(x+1)−(x−2)=7−2x là

A. S=0                               B. S={\(\frac{1}{2}\)}

C.S=∅                                D. S=R

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Giải các phương trình sau:

a) 5(x−1)−(6−2x)=8x−3

b) \(\frac{{2{\rm{x}} - 1}}{3} - \frac{{5 - 3{\rm{x}}}}{2} = \frac{{x + 7}}{4}\)

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Giải các phương trình sau:

a) \(15 - 4x = x - 5\);

b) \(\dfrac{{5x + 2}}{4} + \dfrac{{3x - 2}}{3} = \dfrac{3}{2}\).

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Giải các phương trình sau:

a) \(5x - 30 = 0\);

b) \(4 - 3x = 11\);

c) \(3x + x + 20 = 0\);

d) \(\dfrac{1}{3}x + \dfrac{1}{2} = x + 2\).

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Giải các phương trình sau:

a) \(8 - \left( {x - 15} \right) = 2.\left( {3 - 2x} \right)\);

b) \( - 6\left( {1,5 - 2u} \right) = 3\left( { - 15 + 2u} \right)\);

c) \({\left( {x + 3} \right)^2} - x\left( {x + 4} \right) = 13\);

d) \(\left( {y + 5} \right)\left( {y - 5} \right) - {\left( {y - 2} \right)^2} = -5\).

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Giải phương trình: \(\dfrac{{5x - 3}}{4} = \dfrac{{x + 2}}{3}\);

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Giải phương trình: \(\dfrac{{9x + 5}}{6} = 1 - \dfrac{{6 + 3x}}{8}\);

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Giải phương trình: \(\dfrac{{2\left( {x + 1} \right)}}{3} - \dfrac{1}{2} = \dfrac{{1 + 3x}}{4}\);

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Giải phương trình: \( \frac {x+3}{5} - \frac{2}{3}x = \frac{3}{10}\)

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Tìm \(x\), biết rằng nếu lấy \(x\) trừ đi \(\dfrac{1}{2}\), rồi nhân kết quả với \(\dfrac{1}{2}\) thì được \(\dfrac{1}{8}\).

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Nghiệm của phương trình \(5x + 3 = 18\) là

A. \(x =  - 3\).

B. \(x = 5\).

C. \(x = 3\).

D. \(x =  - 5\).

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Phương trình \(x - 4 = 10 - x\) có nghiệm là

A. \(3\).

B. \(14\).

C. \(7\).

D. \( - 7\).

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Giải phương trình: \(\dfrac{1}{2}x + \dfrac{2}{3} = x + 1\).

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Giải phương trình: \(10 - \left( {x - 5} \right) = 20\);

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Giải phương trình: \( - 12 + 3\left( {1,5 - 3u} \right) = 15\);

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Giải phương trình: \({\left( {x + 2} \right)^2} - x\left( {x - 3} \right) =  - 12\);        

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Giải phương trình: \(\left( {x + 5} \right)\left( {x - 5} \right) - {\left( {x - 3} \right)^2} = 6\).

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Giải phương trình: \(\frac{{3x - 1}}{6} = \frac{{3 + 2x}}{3}\);

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Giải phương trình: \(\frac{{x + 5}}{3} = 1 - \frac{{x - 2}}{4}\);

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Giải phương trình: \(\frac{{3x - 2}}{5} + \frac{3}{2} = \frac{{4 - x}}{{10}}\);

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Giải phương trình: \(\frac{x}{3} + \frac{{2x + 1}}{6} = \frac{{4\left( {x - 2} \right)}}{5}\)

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Giải phương trình:

\(2\left( {x - 0,7} \right) - 1,6 = 1,5 - \left( {x + 1,2} \right)\).

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Tìm chỗ sai trong mỗi lời giải sau và giải lại cho đúng:

a)  

\(\begin{array}{l}5 - \left( {x + 8} \right) = 3x + 3\left( {x - 9} \right)\\\,\,\,\,5 - x + 8 = 3x + 3x - 27\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,13 - x = 6x - 27\\\,\,\,\,\, - x - 6x =  - 27 + 13\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, - 7x =  - 14\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = \left( { - 14} \right):\left( { - 7} \right)\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = 2.\end{array}\)

Vậy phương trình có nghiệm \(x = 2\).

b)      

\(\begin{array}{l}3x - 18 + x = 12 - \left( {5x + 3} \right)\\\,\,\,\,\,\,\,4x - 18 = 12 - 5x - 3\\\,\,\,\,\,\,\,4x + 5x = 9 - 18\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,9x =  - 9\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = \left( { - 9} \right):9\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x =  - 1.\end{array}\)

Vậy phương trình có nghiệm \(x =  - 1\).

Xem lời giải >>