Đề bài

Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:

  • A.

    Hình lăng trụ đứng tam giác có mặt bên là hình tam giác;

  • B.

    Hình lăng trụ đứng tam giác là có mặt đáy là hình chữ nhật;

  • C.
    Hình lăng trụ đứng tam giác có mặt đáy là hình tam giác;
  • D.
    Hình lăng trụ đứng tam giác có mặt đáy là hình tứ giác.
Phương pháp giải

Hình lăng trụ đứng tam giác có 2 mặt đáy cùng là tam giác và song song với nhau, 3 mặt bên là các hình chữ nhật.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:  A. Hình lăng trụ đứng tam giác có  (ảnh 1)

Hình lăng trụ đứng tam giác có hai mặt đáy là hình tam giác nên C đúng.

Đáp án : C

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Hộp kẹo socola (Hình 4a) được vẽ lại như hình 4b có dạng hình lăng trụ đứng. Hãy chỉ rõ mặt đáy, mặt bên, cạnh bên của hình lăng trụ đó.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Tạo lập hình lăng trụ đứng tam giác có kích thước ba cạnh đáy là 2 cm, 3 cm, 4 cm và chiều cao 3,5 cm theo hướng dẫn sau:

- Vẽ ba hình chữ nhật với kích thước như Hình 5a.

- Gấp các cạnh BN và CP sao cho cạnh AM trùng với A’M’, ta được hình lăng trụ đứng tam giác ABC.MNP (Hình 5b).

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Tạo lập hình lăng trụ đứng có đáy là tam giác đều cạnh 3 cm và chiều cao 4 cm

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Tấm bìa ở Hình 8 có thể tạo lập thành một hình lăng trụ đứng có đáy là tam giác vuông. Hãy cho biết độ dài hai cạnh góc vuông của đáy và chiều cao của lăng trụ.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Tạo lập hình lăng trụ đứng tam giác với kích thước như Hình 9

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Hãy nêu các bước tạo lập hình lăng trụ đứng tam giác trong Hình 6.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Người ta cắt một tấm bìa để tạo lập một lăng trụ đứng có đáy là tam giác đều với kích thước như Hình 7. Hãy cho biết độ dài các cạnh đáy và chiều cao của hình lăng trụ đứng.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Quan sát lăng trụ đứng tam giác ở Hình 22, đọc tên các mặt, các cạnh và các đỉnh của lăng trụ đứng tam giác đó.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Quan sát hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A’B’C’ ở Hình 23 và thực hiện các hoạt động sau:

a) Đáy dưới ABC và đáy trên A’B’C’ là hình gì?

b) Mặt bên AA’C’C là hình gì?

c) So sánh độ dài các cạnh bên AA’ và CC’

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Hãy điền vào chỗ chấm để mô tả hình bên:

- Hình ABC.MNP (Hình 5) là hình .............

- Các đỉnh là: ...............................................

- Các mặt bên là: .........................................

- Các cạnh bên là: .......................................

- Hai mặt đáy là mặt ....... và mặt ...............

- Độ dài cạnh AM được gọi là ................... của hình lăng trụ.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Cho hình lăng trụ đứng tứ giác như Hình 6.

a) Chỉ rõ hai mặt đáy và các mặt bên của hình lăng trụ.

b) Gọi tên các cạnh bên của hình lăng trụ.

c) Chiều cao của hình lăng trụ bằng độ dài đoạn thẳng nào?

 

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Tạo lập hình lăng trụ đứng tam giác có các cạnh đáy là 2,7 cm, 1,5 cm, 2 cm và chiều cao 3 cm.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Cho hình lăng trụ đứng tam giác như Hình 8.

a) Chiều cao của hình lăng trụ là bao nhiêu?

b) Hãy tạo lập hình lăng trụ đứng tam giác này.

 

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Từ một tấm bìa hình chữ nhật, hãy chỉ ra hai cách cắt và gấp để tạo thành một hình lăng trụ đứng có đáy là tam giác đều cạnh 3 cm và chiều cao 2 cm.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Trong bốn tấm bìa dưới đây, tấm nào không thể gấp thành hình lăng trụ đứng tam giác?

 

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) Hình lăng trụ đứng tam giác có 4 cạnh, 6 đỉnh.

b) Hình lăng trụ đứng tam giác có 5 mặt, 5 đỉnh.

c) Hình lăng trụ đứng tam giác có 4 mặt, 5 đỉnh.

d) Hình lăng trụ đứng tam giác có 5 mặt, 6 đỉnh

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Người ta ghi một cách tùy ý vào ba mặt bên và hai mặt đáy của hình lăng trụ đứng tam giác các số tự nhiên lẻ từ 21 đến 29 (số được ghi ở mỗi mặt khác nhau). Chứng tỏ rằng không thể xảy ra trường hợp tổng các số trên ba mặt bên và tổng các số trên hai đáy cảu hình lăng trụ trên bằng nhau.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Tấm bìa bên dưới có thể tạo lập thành một hình lăng trụ đứng có đáy là tam giác đều.

Tấm bìa bên dưới có thể tạo lập thành một hình lăng trụ đứng có đáy là tam giác đều. (ảnh 1)

Chiều cao của hình lăng trụ đứng là:

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Quan sát hình lăng trụ đứng tam giác ABC. A'B'C' và hình triển khai của nó. Hãy chỉ ra sự tương ứng giữa các mặt bên và các mặt hình chữ nhật của hình khai triển.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Quan sát và gọi tên các mặt đáy, mặt bên, cạnh đáy, cạnh bên của hình lăng trụ đứng tam giác ở hình 10.31.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Quan sát Hình 10.32 và cho biết cạnh nào trong cách cạnh (1), (2), (3) ghép với cạnh AB để có hình lăng trụ đứng.

Xem lời giải >>