Đề bài

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

(Ca dao)

Viết đoạn văn khoảng 10 câu phát biểu cảm nghĩ của em về bài ca dao trên. Trong đoạn văn sử dụng câu có vị ngữ là cụm từ. Gạch chân và xác định phần trung tâm và thành tố phụ của cụm từ đó.

Phương pháp giải

- Đúng hình thức đoạn văn: Viết hoa, lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu kết thúc câu, xuống dòng (không xuống dòng, tách đoạn)

- Dung lượng: khoảng 10 câu (+ - 2 câu).

- Bố cục đủ 3 phần: mở đoạn – thân đoạn – kết đoạn.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Dàn ý

* Mở đoạn:

- Giới thiệu bài ca dao.

- Cảm nghĩ, ấn tượng chung về bài ca dao.

* Thân đoạn:

HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, đảm bảo yêu cầu:

- Bày tỏ cảm xúc với nghệ thuật độc đáo của bài ca dao:

Biện pháp tu từ so sánh: Công cha – núi Thái Sơn; Nghĩa mẹ - nước trong nguồn. Phân tích được giá trị…

- Bày tỏ cảm xúc với nội dung của bài ca dao:

+ công ơn mẹ cha lớn lao, không bao giờ vơi cạn, …

+ lời nhắn nhủ về đạo hiếu làm con giản dị mà sâu sắc

* Kết đoạn: Khái quát cảm nghĩ của bản thân về ý nghĩa của bài ca dao. Liên hệ bản thân.

Bài tham khảo 1

Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra...” gợi nhắc về công lao to lớn và tình thương bao la của cha mẹ dành cho con cái. Công ơn cha ví như núi Thái Sơn, một hình ảnh cao lớn, bền bỉ và vững chãi, thể hiện sự che chở mạnh mẽ mà cha dành cho con. Nghĩa mẹ lại tựa như dòng nước từ nguồn trong lành, dịu dàng, không ngừng chảy, biểu trưng cho tình yêu thương sâu sắc, nuôi dưỡng và chăm sóc của mẹ. Câu ca dao khuyên nhủ mỗi người con cần luôn ghi nhớ và trân trọng công lao trời biển của cha mẹ. Một lòng thờ mẹ kính cha là bổn phận và trách nhiệm mà mỗi người phải có, thể hiện qua chữ “hiếu”. Đây là một trong những đạo lý quý giá của dân tộc ta, nhắc nhở mỗi người về giá trị của lòng biết ơn và sự hiếu thảo đối với đấng sinh thành.

Chú thích: Vị ngữ: cụm động từ “một lòng thờ mẹ kính cha”; trung tâm: “thờ kính”, thành tố phụ: “một lòng, mẹ cha”

Bài tham khảo 2

Bài ca dao này đã khắc họa rõ nét công lao sinh thành, dưỡng dục to lớn của cha mẹ. Hình ảnh “công cha như núi Thái Sơn” ví von cha với núi cao thể hiện sự bền bỉ, vững chắc và kiên định. Cha là người đã không ngại gian khó, luôn che chở, bảo vệ con trước cuộc đời. Còn mẹ được ví như “nước trong nguồn chảy ra”, một dòng nước mát lành, âm thầm mà bao dung, dịu dàng, mang tình thương không bao giờ cạn. Công cha và nghĩa mẹ không gì có thể sánh được, nhắc nhở chúng ta hãy sống sao cho trọn đạo làm con. Dù đi đâu hay làm gì, luôn nhớ về cha mẹ (Vị ngữ: cụm động từ “luôn nhớ về cha mẹ”; trung tâm: “nhớ”, thành tố phụ: “luôn, về cha mẹ”) là cách để bày tỏ lòng hiếu thảo và biết ơn sâu sắc.

Chú thích: Vị ngữ: cụm danh từ “nước trong nguồn chảy ra”; trung tâm: “nước”, thành tố phụ: “trong nguồn chảy ra”

Bài tham khảo 3

Bài ca dao này đã để lại trong em nhiều cảm xúc về tình thương yêu của cha mẹ. Hình ảnh “công cha như núi Thái Sơn” cho thấy công lao to lớn, bền bỉ, và âm thầm của cha, người luôn che chở và bảo vệ con. Trong khi đó, nghĩa mẹ lại giống như “nước trong nguồn chảy ra”, dịu dàng và bao la, đầy sức sống, không bao giờ cạn. Câu ca dao dạy cho chúng ta biết trân trọng tình yêu thương (Vị ngữ: cụm động từ “trân trọng tình yêu thương”; trung tâm: “trân trọng”, thành tố phụ: “tình yêu thương”) của cha mẹ và nhắc nhở mỗi người phải làm tròn chữ hiếu. Đó là đạo lý ngàn đời của dân tộc ta, giúp cho mỗi con người sống biết ơn, hiếu thảo và trách nhiệm với gia đình mình.

Chú thích: Vị ngữ: cụm động từ “làm tròn chữ hiếu”; trung tâm: “làm tròn”, thành tố phụ: “chữ hiếu”

 

Xem thêm : Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 6 - Cánh diều

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Những bài thơ lục bát đã học, đã đọc gợi cho em những cảm xúc gì? Hình ảnh, ngôn từ, nhạc điệu của chúng khiến em rung động như thế nào? Hãy ghi lại cảm nhận của em về một bài thơ lục bát em yêu thích.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

- Đoạn văn trang 75, SGK Chân trời sáng tạo lớp 6 - tập 1 có trình bày rõ những cảm xúc của người viết về bài thơ lục bát không?

- Tác giả đoạn văn có sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc không?

- Nội dung câu mở đoạn là gì?

- Phần thân đoạn gồm những câu nào và trình bày những gì?

- Nội dung của câu kết đoạn là gì?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát.

Xem lời giải >>
Bài 4 : Định hướng viết bài văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát
Xem lời giải >>
Bài 5 :

Em hãy viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ lục bát: "À ơi tay mẹ", "Về thăm mẹ" hoặc về một bài ca dao Việt Nam đã học.

Xem lời giải >>