Đề bài

Đồ thị vận tốc thời gian nào sau đây mô tả chuyển động có độ lớn của gia tốc là lớn nhất?

Phương pháp giải

Vận dụng công thức tính độ lớn của gia tốc để xác định: a = \(\frac{{\Delta v}}{{\Delta t}}\).

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Độ lớn của gia tốc được xác định bằng độ biến thiên của vận tốc trong thời gian ∆t:  a = \(\frac{{\Delta v}}{{\Delta t}}\).

Vì vậy độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ biến thiên vận tốc. Tức là độ biến thiên vận tốc càng lớn thì gia tốc càng lớn và ngược lại.

Quan sát lần lượt các đồ thị ta thấy đồ thị D vận tốc có độ biến thiên lớn nhất.

Chọn đáp án D.

Xem thêm : SBT Vật lí 10 - Kết nối tri thức

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Hãy tìm thêm ví dụ về chuyển động biến đổi trong cuộc sống.
Xem lời giải >>
Bài 2 :

1. Xác định độ biến thiên vận tốc sau 8 s của chuyển động trên

2. Xác định độ biến thiên của vận tốc sau mỗi giây của chuyển động trên trong 4 s đầu và trong 4 s cuối

3. Các đại lượng xác định được ở câu 2 cho ta biết điều gì về sự thay đổi vận tốc của chuyển động trên?

Xem lời giải >>
Bài 3 : Hãy chứng tỏ khi \(\overrightarrow a \) cùng chiều với \(\overrightarrow v \) (a.v>0) thì chuyển động là nhanh dần, khi \(\overrightarrow a \) ngược chiều với \(\overrightarrow v \) (a.v<0) thì chuyển động là chậm dần)
Xem lời giải >>
Bài 4 :

1.

a) Tính gia tốc của ô tô trên 4 đoạn đường trong Hình 8.1.

b) Gia tốc của ô tô trên đoạn đường 4 có gì đặc biệt so với sự thay đổi vận tốc trên các đoạn đường khác?

2. Một con báo đang chạy với vận tốc 30 m/s thì chuyển động chậm dần khi tới gần một con suối. Trong 3 giây, vận tốc của nó giảm còn 9 m/s. Tính gia tốc của con báo.

3. Đồ thị ở Hình 8.2 mô tả sự thay đổi vận tốc theo thời gian trong chuyển động của một ô tô thể thao đang chạy thử về phía Bắc.

Tính gia tốc của ô tô:

a) Trong 4 s đầu.

b) Từ giây thứ 4 đến giây thứ 12.

c) Từ giây thứ 12 đến giây thứ 20.

d) Từ giây thứ 20 đến giây thứ 28.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Một ô tô tăng tốc từ lúc đứng yên, sau 6,0 s đạt vận tốc 18 m/s. Tính độ lớn gia tốc của ô tô

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Người lái xe ô tô hãm phanh để xe giảm tốc độ từ 23 m/s đến 11 m/s trong 20 s. Tính độ lớn của gia tốc.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Trong một cuộc thi chạy, từ trạng thái đứng yên, một vận động viên chạy với gia tốc 5,0 m/s trong 2,0 giây đầu tiên. Tính vận tốc của vận động viên sau 2,0 s.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Một người lái ô tô đang đi với tốc độ ổn định trên đường cao tốc, chợt nhìn thấy tín hiệu báo có nguy hiểm ở phía trước nên dần dần giảm tốc độ. Ô tô tiến thêm một đoạn thì người này thấy một tai nạn đã xảy ra và phanh gấp để dừng lại. Vẽ phác đồ thị vận tốc – thời gian để biểu diễn chuyển động của ô tô này.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Từ độ dốc của đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động thẳng trên hình 1.3, hình nào tương ứng với mỗi phát biểu sau đây?

1. Độ dốc dương, gia tốc không đổi.

2. Độ dốc lớn hơn, gia tốc lớn hơn.

3. Độ dốc bằng không, gia tốc a = 0.

4. Độ dốc âm, gia tốc âm (chuyển động chậm dần).

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Bảng 1.2 liệt kê một số giá trị vận tốc của người đi xe máy trong quá trình tốc độ dọc theo một con đường thẳng.

 

a) Vẽ đồ thị vận tốc – thời gian cho chuyển động này.

b) Từ những số đo trong bảng, hãy suy nghĩ gia tốc của người đi xe máy trong 10 s đầu tiên.

c) Kiểm tra kết quả tính được của bạn bằng cách tìm độ dốc của đồ thị trong 10 s đầu tiên.

d) Xác định gia tốc của người đi xe máy trong thời gian 15 s cuối cùng.

e) Sử dụng đồ thị để tìm tổng quãng đường đã đi trong quá trình thử tốc độ.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Trước khi vào đường cao tốc, người ta làm một đoạn đường nhập làn để ô tô có thể tăng tốc. Giả sử rằng một ô tô bắt đầu vào một đoạn đường nhập làn với tốc độ 36 km/h, tăng tốc với gia tốc 4,0 m/s2 , đạt tốc độ 72 km/h khi hết đường nhập làn để bắt đầu vào đường cao tốc. Tính độ dài tối thiểu của đường nhập làn

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Hai xe ô tô A và B chuyển động thẳng cùng chiều. Xe A đang đi với tốc độ không đổi 72 km/h thì vượt xe B tại thời điểm t = 0. Để đuổi kịp xe A, xe B đang đi với tốc độ 45 km/h ngay lập tức tăng tốc đều trong 10 s để đạt được tốc độ không đổi 90 km/h. Tính:

a) Quãng đường xe A đi được trong 10 s đầu tiên, kể từ lúc t = 0

b) Gia tốc và quãng đường đi được của xe B trong 10 s đầu tiên

c) Thời gian cần thiết để xe B đuổi kip xe A

d) Quãng đường mỗi ô tô đi được, kể từ lúc t = 0

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, gia tốc

A. có giá trị bằng 0.                           

B. là một hằng số khác 0.

C. có giá trị biến thiên theo thời gian.                       

D. chỉ thay đổi hướng chứ không thay đổi về độ lớn.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Đồ thị nào sau đây là của chuyển động biến đổi?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Chuyển động nào sau đây là chuyển động biến đổi?

A. Chuyển động có độ dịch chuyển tăng đều theo thời gian.

B. Chuyển động có độ dịch chuyển giảm đều theo thời gian.

C. Chuyển động có độ dịch chuyển không đổi theo thời gian.

D. Chuyển động tròn đều.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Một người lái xe tải đang cho xe chạy trên đường cao tốc với vận tốc không đổi. Khi thấy khoảng cách giữa xe mình với xe chạy phía trước giảm dần, người đó cho xe chạy chậm dần. Tới khi thấy khoảng cách này đột nhiên giảm nhanh, người đó vội đạp phanh để dừng xe. Hãy vẽ đồ thị vận tốc - thời gian mô tả trạng thái chuyển động của xe tải trên.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Một chiếc ô tô đang chạy với vận tốc 23 m/s thì chạy chậm dần. Sau 10 s, vận tốc của ô tô chỉ còn 11 m/s Tính gia tốc của ô tô. Gia tốc này có gì đặc biệt?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Một quả bóng tennis đang bay với vận tốc 25 m/s theo hướng đông thì chạm vào tường chắn và bay trở lại với vận tốc 15 m/s theo hướng tây. Thời gian và chạm giữa tường và bóng là 0,05 s.

a) Tính sự thay đổi tốc độ của quả bóng.

b) Tính sự thay đổi vận tốc của quả bóng.

c) Tính gia tốc của quả bóng trong thời gian tiếp xúc với tường.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Hình 8.1 là đồ thị vận tốc - thời gian của một thang máy khi đi từ tầng 1 lên tầng 3 của toà nhà chung cư.

a) Mô tả chuyển động của thang máy.

b) Tính gia tốc của thang máy trong các giai đoạn.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Dựa vào bảng ghi sự thay đổi vận tốc theo thời gian của một ô tô chạy trên

quãng đường thẳng dưới đây.

Vận tốc (m/s)

0

10

30

30

30

10

0

Thời gian (s)

0

5

10

15

20

25

30

 a) Vẽ đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động.

b) Tính gia tốc của ô tô trong 5 s đầu và kiểm tra kết quả tính được bằng đồ thị.

c) Tính gia tốc của ô tô trong 5 s cuối.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Một người lái xe máy đang chạy xe với vận tốc 36 km/h thì nhìn thấy một cái hố sâu trước mặt. Người ấy kịp thời phanh gấp xe thì xe tiếp tục chạy thêm 3s nữa mới dừng lại. Tính gia tốc trung bình của xe.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Một ô tô tải đang chạy trên đường thẳng với vận tốc 18 km/h thì tăng dần đều vận tốc. Sau 20 s, ô tô đạt được vận tốc 36 km/h.

a) Tính gia tốc của ô tô.

b) Tính vận tốc ô tô đạt được sau 40 s.

c) Sau bao lâu kể từ khi tăng tốc, ô tô đạt vận tốc 72 km/h.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Một oto đang chuyển động thẳng trên đường (chọn làm chiều dương của trục tọa độ), thì bác tài thấy phía trước có chướng ngại vật nên đạp phanh cho xe chuyển động chậm dần. Trong quá trình đó

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Phương trình vận tốc của một vật chuyển động thẳng biến đổi đều dọc theo trục Ox trong trường hợp không vận tốc đầu là

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi nhanh hay chậm của vận tốc được gọi là

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Đơn vị của gia tốc là

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Khi một vật chuyển động nhanh dần đều theo chiều âm của trục tọa độ thì vectơ gia tốc

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Một xe ôtô chuyển động thẳng trên trục Ox có đồ thị vận tốc - thời gian như hình vẽ bên. Vận tốc trung bình của xe trong 2 giây từ thời điểm 2 giây đến 4 giây là bao nhiêu m/s?

Xem lời giải >>
Bài 30 :
Câu nào sau đây không đúng?
Xem lời giải >>