Đề bài

Các điểm A,B,C,D trong mỗi hình sau đây biểu diễn số thực nào?

Phương pháp giải

Xác định vị trí của các điểm A,B,C,D.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

a) Trong hình các vạch chia giữa điểm 0 và 1 chia đoạn nối hai điểm này thành 10 phần, mỗi phần có độ dài 0,1. Như vậy các vạch chia trên hình biểu diễn các số 0;0,1;0,2;0,3;0,4;0,5;0,6;0,7;0,8;0,9;1.

Điểm A nằm chính giữa hai điểm 0,6 và 0,7 nên A biểu diễn số 0,65.

Tương tự điểm B nằm chính giữa hai điểm 0,9 và 1 nên B biểu diễn số 0,95.

b) Đoạn nối hai điểm 4,6 và 4,7 có độ dài bằng 0,1. Các vạch chia trên hình chia đoạn nối hai điểm này thành 10 phần, mỗi phần có độ dài 0,01. Như vậy các vạch chia trên hình biểu diễn các số

4,60; 4,61; 4,62; 4,63; 4,64; 4,65; 4,66; 4,67; 4,68; 4,69; 4,70

Như vậy điểm D biểu diên số 4,65. Điểm C nằm chính giữa hai điểm 4,61 và 4,62 do đó C biểu diễn số 4,615.

Xem thêm : Vở thực hành Toán 7

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Điểm nào trong Hình 2.4 biểu diễn số \( - \sqrt 2 \)? Em có nhận xét gì về điểm biểu diễn của hai số đối nhau?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Cho biết nếu một tam giác vuông có hai cạnh góc vuông bằng 1 và 3 thì cạnh huyền của tam giác bằng \(\sqrt {10} \). Em hãy vẽ điểm biểu diễn số - \(\sqrt {10} \) trên trục số.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Các điểm A, B, C, D trong hình sau biểu diễn những số thực nào?

 

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Nam vẽ một phần trục số trên vở ô li và đánh dấu ba điểm A, B,C như sau:

a) Hãy cho biết hai điểm A,B biểu diễn những số thập phân nào?

b) Làm tròn số thập phân được biểu diễn bởi điểm C với độ chính xác 0,05.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Quan sát hình vẽ bên và cho biết độ dài của đoạn thẳng OA bằng bao nhiêu. Độ dài OA có là số hữu tỉ hay không?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Hãy biểu diễn các số thực: \( - 2;\,\, - \sqrt 2 ;\, - 1,5;\,\,2;\,3\) trên trục số.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Không cần vẽ hình, hãy nêu nhận xét về vị trí của hai số \(\sqrt 2 \,;\frac{3}{2}\) trên trục số.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Biểu diễn các số hữu tỉ sau trên trục số: \( - \frac{1}{2};1;1,25;\frac{7}{4}\)

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Hình 5 mô tả một vật chuyển động từ điểm gốc O theo chiều ngược với chiều dương của trục số. Sau 1 giờ, vật đến điểm -40 trên trục số (đơn vị đo trên trục số là ki-lô-mét)

Hỏi vật đã chuyển động được quãng đường bao nhiêu ki-lô-mét sau 1 giờ?

Làm thế nào để biểu diễn được quãng đường đó thông qua số thực -40?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? Vì sao?

a) Trên trục số nằm ngang, hai điểm \(\sqrt {13} \) và \( - \sqrt {12} \) nằm về hai phía của điểm gốc 0 và cách đều điểm gốc 0.

b) Trên trục số thẳng đứng, điểm \( - \dfrac{5}{6}\) nằm phía dưới điểm \(\sqrt 5 \).

c) Trên trục số nằm ngang, điểm \(\sqrt 2 \) nằm bên phải điểm \(\sqrt 3 \). 

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Cho a là một số thực. Trên trục số nằm ngang,

A. điểm biểu diễn số -110,0(2) nằm bên phải điểm 0.

B. điểm biểu diễn số \( - \frac{1}{7}\) nằm bên phải điểm biểu diễn số \( - \frac{1}{5}\).

C. điểm biểu diễn số (-a) nằm bên trái điểm biểu diễn số a.

D. điểm biểu diễn số (-a) nằm bên phải điểm biểu diễn số a.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Trên trục số nằm ngang, điểm M và N lần lượt biểu biễn hai số thực –0,2 và –3 thì:

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Khẳng định nào sau đây là đúng?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Nhận xét đúng về vị trí của các số thực \(0;\,\sqrt 3 ;\,\frac{5}{2}\) trên trục số là:

Xem lời giải >>