Đề bài

Thực hiện đề bài sau:

Bài viết em gửi tham dự cuộc thi “Cuộc sống trong mắt tôi” được ban tổ chức lựa chọn để tham gia buổi tọa đàm cùng tên do nhà trường tổ chức trong buổi sinh hoạt đầu tuần. Từ nội dung bài viết, em hãy thực hiện bài nói để trình bày.

Phương pháp giải :

Gợi nhớ kiến thức kết hợp với những hiểu biết của bản thân để đưa ra lí do cũng như cần lưu ý điều gì khi ghi chép.

Lời giải chi tiết :

Xin chào thầy cô và các bạn. Tên tôi là..... Học sinh lớp...... Trường...... Hôm nay, trong tiết sinh hoạt đầu tuần, tôi muốn trình bày quan điểm về một vấn đề xã hội mà tất cả mọi người đều đã từng trải qua.

Có một chân lí mà đôi khi ta không thể hiểu, và đôi khi ta bắt gặp những gương mặt quen thuộc ngoài đường phố, những người tưởng như trẻ lắm, nhưng trong lòng lại mang một sự già cỗi, đơn điệu, và buồn tẻ. Ta nói, trái tim họ không còn trẻ nữa rồi. Nhưng, có những người, khi ta gặp, họ dường như trông đã có tuổi, nhưng thực chất có khi họ lại chính là những con người trẻ, trái tim trẻ, và sức trẻ. Vì vậy, mà có người từng nói: “Cái gì khiến người ta trẻ? Không phải tuổi tác, không phải sức vóc. Mà là khát vọng.”

Câu nói tưởng chừng như vô lí, nhưng lại ẩn chứa một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Tác giả trong câu nói đối lập lại giữa hai thứ, đó chính là hình thức bề ngoài với nội tâm bên trong. Vì sao tác giả lại cho rằng? điều khiến ta trẻ lại không nằm ở tuổi tác, sức vóc mà lại ở khát vọng?

Có lẽ ta chưa từng xa lạ với cụm từ này, với thứ gọi là “khát vọng”. Vậy khát vọng là gì mà lại khiến ta “trẻ” được? Khát vọng, là những ý thức, tư tưởng, có tính chất tích cực. Con người ta có nuôi dưỡng niềm khát vọng, khi vẫn còn yêu đời, không bị những tác nhân bên ngoài tác động vào mình, còn muốn cống hiến, muốn hiến dâng trái tim khối có mình, công sức của mình để xây dựng cuộc sống. Khi ta có khát vọng, lẽ dĩ nhiên ta sẽ cảm nhận cuộc sống bằng con mắt của người trong cuộc, tích cực, và không ngừng nỗ lực để cái tạo cuộc sống, để sống có ý nghĩa và quyết tâm cố gắng nhất có thể.

Chính vì lẽ đó, mà tác giả trong câu nói đã khẳng định, con người ta, sự trẻ không nằm trong sự biểu hiện bề ngoài. Ta có sức khỏe, ấy là một hiện tượng sinh lí tốt và bình thường, một người trẻ tuổi, nhưng lại có lối sống hưởng thụ như một người đã già và không còn sức lao động, người ấy cũng không được coi là trẻ. Trẻ không nằm ở hai điều đó, khi ta dù không đủ sức khỏe, hay khi ta tuổi đã trên 50. Nhưng ta có một lối sống trẻ, một ước mơ lí tưởng, đam mê và cống hiến, lúc nào cũng rạo rực nhiệt huyết, sự năng động tràn trề. Đó là trẻ, và trẻ chính là như vậy. Trẻ nằm trong khát vọng, tuổi trẻ không làm ra khát vọng, nhưng khát vọng làm ra tuổi trẻ. Là lẽ như vậy.

Nói đến sự trẻ này, ta không thể không kể đến một ví dụ quan trọng và điển hình. Như phong trào thơ mới, là nơi thi nhân đi tìm tiếng nói và thể hiện khát khao riêng của mình. Và vì thế mà không thể không tưởng rằng, Phan Khôi với bài tình già của mình, tuy đã nhiều tuổi, nhưng ông chính là người dạo bản đàn phong trào thơ mới. Làm nên chất trẻ cho bao thi nhân sau này. Xuân Diệu, khát khao yêu đương, tiếng nói yêu đương là sự trẻ nhất ta cần phải kể đến. Xuân Diệu không phải người nổi tiếng có sức vóc, nhưng đọc thơ Xuân Diệu, ta mặc nhiên nghĩ ông chính là nhà thơ của thế hệ trẻ, và vì sao khi bước vào làng văn thơ, ông đã có vị trí trong lòng giới trẻ. Tuy nhiên ngày nay có những bạn trẻ sống bê tha, có lối sống hưởng thụ an nhàn trong khi chưa tạo ra thành quả, điều đó đáng phê phán, và họ đang tự giết chết cuộc sống của chính mình. Và ta cần học tập những tấm gương như Xuân Diệu, luôn nuôi dưỡng ước mơ, khát vọng trong trái tim mình.

Nói chung, đây là một nhận định rất thú vị và chính xác. Mục đích nhấn đến tầm quan trọng của khát vọng sống. Và giúp ta hiểu rõ hơn về chính mình, nhờ có câu nói này, ta có thể ngay bây giờ tạo cho mình một trái tim trẻ, là người trẻ trung năng động, và nhiệt huyết, để luôn nuôi dưỡng khát khao của bản thân, để không ngừng sống có ý nghĩa.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Hãy trình bày nội dung đã được thực hiện ở bài tập 2 của phần Viết cho các bạn trong nhóm học tập hoặc cả lớp cùng nghe.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Giả sử em được nghe một bài thuyết trình về một cuốn sách, với tư cách người nghe, em hãy lập một phiếu đánh giá với những tiêu chí và nội dung cụ đánh giá bài thuyết trình đó.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Vẽ sơ đồ tóm tắt các bước cần thực hiện khi nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Theo em, vì sao khi nghe chúng ta nên ghi chép? Chúng ta cần ghi chép những gì và ghi chép như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Thực hiện hoạt động nói và nghe sau:

Lớp hoặc nhóm em tổ chức buổi thuyết trình bàn về giá trị của tình yêu thương trong cuộc sống con người. Hãy chọn nghe một bài thuyết trình cụ thể và ghi lại tóm tắt nội dung của bài thuyết trình ấy để làm tư liệu tham khảo và trao đổi với người trình bày.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Phương án nào không phải là mục đích của việc thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống?

 
Xem lời giải >>
Bài 7 :

Những nội dung nào cần chú ý khi thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống? 

a) Phát hiện, lựa chọn vấn đề có ý nghĩa bằng cách quan tâm, theo dõi các sự kiện, hiện tượng trong cuộc sống xung quanh hoặc suy nghĩ từ các văn bản đọc hiểu 

b) Tìm hiểu các thông tin về vấn đề và suy nghĩ, xác định ý kiến cá nhân của em về vấn đề đó 

c) Khi thảo luận, cần nêu rõ cách hiểu hoặc quan điểm của bản thân về vấn đề 

d) Khi thảo luận, cần bảo vệ ý kiến của bản thân bằng mọi cách 

e) Khi thảo luận, cần lắng nghe, tôn trọng các ý kiến khác 

 
Xem lời giải >>
Bài 8 :

Lựa chọn một ý nghĩa của tình yêu quê hương theo hướng dẫn lập dàn ý trong SGK, trang 55 và chuẩn bị ý kiến chi tiết của em về nội dung đó. 

 
Xem lời giải >>
Bài 9 :

Theo em, bước “Đọc lại, chỉnh sửa và phản hồi" trong quy trình ba bước khi nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác có vai trò gì?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Kỉ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, trường em tổ chức buổi tọa đàm về một hoạt động xã hội ích với cộng đồng mà các bạn đoàn viên đã tham gia hoặc chứng kiến.

    Trong vai trò người nghe, em hãy lắng nghe và tóm tắt ý chính trong bài trình bày của các bạn

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Chuẩn bị nội dung cho bài nói theo đề tài: Trình bày ý kiến của em về giá trị của một sản phẩm văn hoá truyền thống mà em yêu thích.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Giả sử em là người nghe, em cần chuẩn bị những gì để có thể trao đổi, nhận xét, đánh giá về bài nói Trình bày ý kiến về giá trị của một sản phẩm văn hóa truyền thống?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Phương án nào không phải là mục đích của việc thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống? 

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Những nội dung nào cần chú ý khi thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống? 

a) Phát hiện, lựa chọn vấn đề có ý nghĩa bằng cách quan tâm, theo dõi các sự kiện, hiện tượng trong cuộc sống xung quanh hoặc suy nghĩ từ các văn bản đọc hiểu 

b) Tìm hiểu các thông tin về vấn đề và suy nghĩ, xác định ý kiến cá nhân của em về vấn đề đó 

c) Khi thảo luận, cần nêu rõ cách hiểu hoặc quan điểm của bản thân về vấn đề 

d) Khi thảo luận, cần bảo vệ ý kiến của bản thân bằng mọi cách 

e) Khi thảo luận, cần lắng nghe, tôn trọng các ý kiến khác 

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Lựa chọn một ý nghĩa của tình yêu quê hương theo hướng dẫn lập dàn ý trong SGK, trang 55 và chuẩn bị ý kiến chi tiết của em về nội dung đó. 

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Hãy lập dàn ý cho bài thảo luận trong nhóm theo đề bài sau: Bài thơ Dặn con của tác giả Trần Nhuận Minh gợi cho em suy nghĩ gì về cách ứng xử với những số phận thiếu may mắn trong cuộc sống? 

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Trình bày một số cách để phản hồi, góp ý cho bạn/ nhóm bạn sau khi em nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của bạn/ nhóm bạn.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Thực hiện đề bài sau:

Đề bài: Trong buổi sinh hoạt Câu lạc bộ Văn học sắp tới, lớp em sẽ tổ chức giới thiệu, thuyết trình về một tác phẩm văn học yêu thích. Với những tác phẩm đã đọc (trong sách giáo khoa và sách bài tập), em hãy:

a.Trong vai trò người nói, xây dựng nội dung bài thuyết trình của mình dựa trên sản phẩm phần Viết hoặc dựa trên dàn ý hướng dẫn trong phần Viết.

b.Trong vai trò người nghe, hãy lắng nghe, ghi chép và tóm tắt ngắn gọn nội dung bài thuyết trình tác phẩm văn học mà em yêu thích nhất.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Mục đích của việc trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn truyện lịch sử:…

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Những công việc cần tiến hành khi trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn truyện lịch sử:…

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Trình bày các bước cần thực hiện khi nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Cho tình huống sau:

Em được nhóm bạn mời tham gia thảo luận về vấn đề “Tác hại của rác thải nhựa và những giải pháp cấp thiết để giảm thiểu, xử lí hiệu quả rác thải nhựa trong trường học” và có trách nhiệm ghi chép nội dung thảo luận để trình bày lại cho nhóm mình nghe.

Dựa trên những gì đã học về kĩ năng nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó, em hãy thực hiện nhiệm vụ của mình trong tình huống trên.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Muốn tóm tắt được ý chính của bài trình bày, thuyết minh một hiện tượng tự nhiên, các em cần lưu ý những gì? 

 
Xem lời giải >>
Bài 24 :

Nêu yêu cầu khi nghe và tóm tắt ý chính của bài thuyết minh một hiện tượng tự nhiên.

 
Xem lời giải >>
Bài 25 :

Vẽ sơ đồ tóm tắt dàn ý bài trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Em hãy tóm tắt quy trình thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống dựa vào bảng sau (làm vào vở):

Quy trình thảo luận

Thao tác cần làm

Lưu ý

Bước 1: Chuẩn bị

 

 

Bước 2: Thảo luận

 

 

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Thực hiện đề bài sau:

Tình huống: Trong buổi sinh hoạt đầu tuần, giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức diễn đàn thảo luận về vấn đề “Hiện tượng bắt nạt trên mạng và những lưu ý sử dụng mạng an toàn”.

Nhiệm vụ: Em hãy lập nhóm, thảo luận về vấn đề trên và trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

Yêu cầu:

- Phân tích một số khía cạnh của vấn đề, chẳng hạn: hiện tượng bắt nạt trên mạng là gì? Hiện tượng này có xảy ra tại trường, lớp mà em đang theo học không? Nguyên nhân và tác hại của hiện tượng này?

- Nêu ít nhất một giải pháp khả thi để hạn chế hiện tượng bắt nạt trên mạng.

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Em hãy thực hiện yêu cầu của đề bài dưới đây theo các bước trong quy trình nói đã học.

Đề bài: Trình bày ý kiến của em về một trong những vấn đề sau:

- Thói hám danh, học đòi làm sang.

- Bệnh sĩ diện.

- Thói lừa gạt.

- Thói sính ngoại.

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Tìm hiểu các thông tin liên quan, chuẩn bị ý kiến để tham gia thảo luận về chủ đề: Xây dựng trường học thân thiện và trách nhiệm của mỗi học sinh.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Từ chủ đề ở bài tập 2 của phần Viết, hãy thực hiện các công việc chuẩn bị cho một cuộc thảo luận và tiến hành theo nhóm.

Xem lời giải >>