Nếu hai đa thức bậc 3 có tổng khác đa thức 0 thì tổng ấy là
A. một đa thức bậc 3.
B. một đa thức có bậc nhỏ hơn 3.
C. một đa thức có bậc không nhỏ hơn 3.
D. một đa thức có bậc không lớn hơn 3.
Sử dụng các kiến thức về cộng, trừ đa thức.
Nếu hai đa thức trên có các hạng tử bậc 3 (lớn nhất) khác nhau ở hệ số (hoặc phần biến), khi cộng hai đa thức vào với nhau, ta được đa thức tổng có bậc bằng 3.
Nếu hai đa thức trên có các hạng tử bậc 3 (lớn nhất) có phần biến giống nhau, hệ số trái dấu với nhau thì khi cộng hai đa thức, ta được tổng các hạng tử bằng 0. Khi đó, đa thức tổng sẽ có thể có bậc là 2, 1 và 0.
Như vậy, nếu hai đa thức bậc 3 có tổng khác đa thức 0 thì tổng ấy là một đa thức có bậc không lớn hơn 3.
=> Chọn đáp án D.
Các bài tập cùng chuyên đề
Thực hiện phép cộng hai đa thức A và B bằng cách tiến hành các bước sau:
Trở lại tình huống mở đầu, hãy trình bày ý kiến của em.
Trong buổi sinh hoạt câu lạc bộ Toán học của lớp, hai bạn tính giá trị của đa thức \(P = 2{x^2}y - x{y^2} + 22\) và \(Q = x{y^2} - 2{x^2}y + 23\) tại những giá trị cho trước của x và y. Kết quả được ghi lại như bảng bên.
Ban giám khảo cho biết có một cột cho kết quả sai.
Theo em, làm thế nào để có thể nhanh chóng phát hiện cột có kết quả sai ấy?
Tìm đa thức M biết \(M - 5{x^2} + xyz = xy + 2{x^2} - 3xyz + 5\).
Cho hai đa thức: \(P = {x^2} + 2{\rm{x}}y + {y^2}\) và \(Q = {x^2} - 2{\rm{x}}y + {y^2}\)
a) Viết tổng P + Q theo hàng ngang
b) Nhóm các đơn thức đồng dạng với nhau.
c) Tính tổng P + Q bằng cách thực hiện phép tính trong từng nhóm.
Tính tổng hai đa thức: \(M = {x^3} + {y^3}\) và \(N = {x^3} - {y^3}\)
Chu vi hình thang trong Hình 1.6 là \(8x + 6y\). Tính độ dài cạnh còn lại của hình thang theo \(x\)và \(y\).
Bạn Thủy và bạn Hồng làm hai loại thiệp giấy cỡ nhỏ và lớn để bán gây quỹ ủng hộ các trẻ em có hoàn cảnh khó khan. Thủy làm được \(m\) thiệp giấy loại nhỏ và \(n\) thiệp giấy loại lớn. Hồng làm được \(\left( {m + 1} \right)\) thiệp giấy loại nhỏ và \(\left( {n + 2} \right)\) thiệp giấy loại lớn. Biết rằng mỗi thiệp giấy loại nhỏ được bán với giá 8000 đồng, còn mỗi thiệp giấy loại lớn được bán với giá 15000 đồng.
a) Viết một đa thức biểu diễn số tiền bạn Thủy thu được sau khi bán hết các thiệp đã làm.
b) Viết một đa thức biểu diễn số tiền bạn Hồng thu được sau khi bán hết các thiệp đã làm.
c) Viết một đa thức biểu diễn tổng số tiền bạn Thủy và bạn Hồng thu được sau khi bán hết các thiệp đã làm. Hỏi hai bạn cùng gây quỹ được bao nhiêu nghìn đồng nếu Thủy làm được 20 thiệp loại nhỏ và 15 thiệp loại lớn.
Cho hai đa thức:
\(M = 3{x^2}{y^2} - 0,8x{y^2} + 2{y^2} - 1\)
\(N = - 3{x^2}{y^2} - 0,2x{y^2} + 2\)
Hãy so sánh bậc của đa thức M và đa thức \(M + N\).
Tìm đa thức U sao cho
\(U - 3{x^2}y + 2x{y^2} - 5{y^3} = 2x{y^2} - xy + 1\).
Rút gọn các biểu thức sau:
a) \((x - y) + (y - z) + (z - x);\)
b) \((2x - 3y) + (2y - 3z) + (2z - 3x)\) .
Biết rằng hai đa thức (thu gọn) bằng nhau khi chúng có cùng số các hạng tử, và với mỗi hạng tử của đa thức này đều có một hạng tử của đa thức kia đồng dạng và có cùng hệ số với nó. Áp dụng điều đó để giải bài toán sau:
Cho hai đa thức \(P = a{x^2}{y^2}-3x{y^3} + b{x^3}y-xy + 2x-3\) và \(Q = cx{y^3}-4{x^2}{y^2}-{x^3}y + dxy + y + 1\) , trong đó a, b, c, d là các số thực. Tìm a, b, c và d, biết rằng:
\(P + Q = 4{x^3}y-7x{y^3} + 2x + y-2\) .
Cho hai đa thức A và B có cùng bậc 4. Gọi C là tổng của A và B. Khi đó:
A. C là đa thức bậc 4
B. C là đa thức có bậc lớn hơn 4.
C. C là đa thức có bậc nhỏ hơn 4.
D. C là đa thức có bậc không lớn hơn 4.