Đề bài

Nêu những ưu điểm và hạn chế của việc dùng xà phòng so với dùng chất giặt rửa tổng hợp.

Phương pháp giải :

Dựa vào ưu, nhược điểm của xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp.

Lời giải chi tiết :

* Xà phòng

+ Ưu điểm: có thể bị phân hủy bởi các vi sinh vật nên ít gây ô nhiễm môi trường

+ Nhược điểm: khi dùng với nước cứng (nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+) tạo ra kết tủa là các muối calcium, magnesium của các acid béo, bám lên bề mặt vải, ảnh hưởng đến chất lượng vải, đồng thời làm giảm tác dụng giặt rửa của xà phòng

* Chất giặt rửa tổng hợp

+ Ưu điểm: dùng được với nước cứng vì không bị kết tủa bởi các ion Ca2+ và Mg2+. Giá thành thấp.

+ Nhược điểm: các chất giặt rửa tổng hợp có gốc hydrocarbon phân nhánh hoặc chứa vòng benzene sẽ gây ô nhiễm môi trường do chúng rất khó bị vi sinh vật phân hủy.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Hãy cho biết vai trò của phần ưa nước và phần kị nước trong phân tử muối của acid béo trong cơ chế giặt rửa của xà phòng.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Sodium acetate có tác dụng giặt rửa như xà phòng không? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Để tẩy vết dầu, mỡ bám trên quần áo, sử dụng chất nào sau đây là phù hợp nhất?

A. Nước cất

B. Dung dịch sodium hydroxide

C. Dung dịch nước Javel

D. Dung dịch xà phòng

Xem lời giải >>
Bài 4 :

So sánh thành phần, tính chất giặt rửa của xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Quan sát Ví dụ 1 và Ví dụ 2, hãy giải thích tại sao xà phòng và chất giặt rửa đều tan được trong nước.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Để tẩy vết dầu, mỡ bám trên quần áo, sử dụng chất nào sau đây là phù hợp nhất?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Xà phòng và chất giặt rửa có khả năng tẩy rửa là do phân tử của chúng có

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Đường ống thoát nước của bồn rửa chén bát sau khi sử dụng một thời gian có thể bị tắc do chất béo dạng rắn (như glyceryl tristearate (tristearin) có trong mỡ động vật) đọng ở trong đường ống. Để thông tắc, có thể cho một ít NaOH dạng rắn vào đường ống thoát nước.

a) Giải thích hiện tượng và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong quá trình thông tắc.

b) Nếu dùng 12g NaOH rắn thì có thể xà phòng hóa tối đa được bao nhiêu gam tristearin?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Có bốn ống nghiệm: ống (1) chứa 3 ml nước cất; ống (2) chứa 3 ml nước xà phòng; ống (3) chứa 3 ml nước xà phòng và 3 giọt dung dịch CaCl2 bão hòa; ống (4) chứa 3 ml nước giặt rửa tổng hợp và 3 giọt dung dịch CaCl2 bão hòa. Cho vào mỗi ống nghiệm 3 giọt dầu ăn, lắc đều.

a) Trong ống nghiệm (1), dầu ăn không tan và chìm xuống dưới.

b) Trong ống nghiệm (2), dầu ăn tan tạo hỗn hợp đồng nhất.

c) Trong ống nghiệm (3) có kết tủa xuất hiện.

d) Trong ống nghiệm (4), dầu ăn tan tạo hỗn hợp đồng nhất.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Khi cho vài giọt dầu ăn vào dung dịch xà phòng, lắc đều. Hiện tượng quan sát được là

A. dầu ăn không tan và nổi lên trên.

B. dầu ăn không tan và chìm xuống dưới.

C. dầu ăn tan vào dung dịch xà phòng

D. dầu ăn kết tủa lắng xuống dưới đáy.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Dầu mỡ khi chiên rán nhiều lần thường có mùi khó chịu do nguyên nhân chính là dầu mỡ bị

A. thủy phân                                                        B. xà phòng hóa

C. oxi hóa                                                            D. hydrogen hóa.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

a) Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp đều có phần kị nước là gốc hydrocarbon mạch dài

b) Xà phòng là muối của carboxylic acid với sodium, potassium.

c) Một số chất giặt rửa tổng hợp khó phân hủy sinh học.

d) Khi giặt quần áo bằng nước cứng nên sử dụng chất giặt rửa tổng hợp.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Quần áo bị dính bẩn bởi dầy luyn (dầu nhớt). Nên sử dụng chất nào sau đây để loại bỏ vết bẩn đó?

A. Dung dịch muối ăn                                          B. Chất giặt rửa tổng hợp

C. Dung dịch HCl                                                 D. Dung dịch NaOH.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Enzyme là một thành phần thiết yếu của các chất giặt rửa cao cấp và việc sử dụng chúng mang lại cho người tiêu dùng những lợi ích rõ rệt. Những lợi ích này bao gồm khả năng làm việc ở nhiệt độ thấp, tiết kiệm nước, đồng thời loại bỏ nhu cầu sử dụng các hoá chất khắc nghiệt, gây tác động tiêu cực đến môi trường. Ngoài ra, enzyme có thể phân huỷ sinh học nên không để lại dư lượng độc hại.

Protease là loại enzyme không thể thiếu trong tất cả các loại hoá chất giặt rửa, nhất là trong bột giặt, do protease thích hợp để dễ loại bỏ các vết bẩn do thức ăn, máu và các dịch do cơ thể con người tiết ra.

Để khảo sát độ hoạt động của protease theo nhiệt độ, người ta tiến hành thí nghiệm nghiên cứu tốc độ phân huỷ chất bẩn bởi protease. Kết quả cho bởi biểu đồ sau:

 

Em hãy cho biết độ hoạt động của protease tối ưu ở nhiệt độ nào trong thí nghiệm trên?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Giải thích khả năng làm bất hoạt vi khuẩn, virus của xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Từ xa xưa, khi xà phòng và chất giặt rửa còn chưa phổ biến, người ta đã biết sử dụng nước nóng trong giặt giũ sẽ tốt hơn so với nước lạnh. Bằng kiến thức hoá học, em hãy giải thích kinh nghiệm thực tiễn trên.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Nước tiểu bình thường có sức căng bề mặt khoảng 66 dyne/cm nhưng nếu có muối mật, nó sẽ giảm xuống còn khoảng 55 dyne/cm. Trong xét nghiệm Hay (Hay's test) giúp phát hiện những người bị bệnh gan như viêm gan, xơ gan, ... bột lưu huỳnh được rắc lên bề mặt nước tiểu. Giải thích cách làm trên.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

a) Viết công thức khung phân tử của sodium stearate và sodium 4-dodecylbenzenesulfonate.

b) So sánh cấu tạo và nguyên tắc làm sạch của 2 chất trên.

c) Hãy cho biết khả năng giặt rửa của sodium stearate và sodium 4-dodecylbenzenesulfonate trong nước cứng.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Em hãy so sánh việc rửa tay sát khuẩn giữa xà phòng với alcohol.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Xà phòng diệt khuẩn là gì? Cho biết quan điểm của em về việc sử dụng xà phòng diệt khuẩn trong rửa tay sát khuẩn.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Vì sao xà phòng và các chất giặt rửa tự nhiên, tổng hợp đều có khả năng làm giảm sức căng bề mặt của nước?

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Chất giặt rửa tổng hợp "không phải xà phòng nhưng thường được gọi là xà phòng". Em hiểu như thế nào về phát biểu trên?

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Cho các phát biểu sau:

a) Xà phòng được điều chế từ mỡ lợn là chất giặt rửa tự nhiên.
b) Xà phòng có thể được sản xuất từ nguồn hydrocarbon có trong dầu mỏ.
c) Nước Javel và baking soda là các chất giặt rửa có nguồn gốc vô cơ.
d) Sodium laurylsulfate là chất giặt rửa tổng hợp.

Số phát biểu đúng là

A. 1.                                       B. 2.                                   C. 3.                                   D. 4.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Phát biểu nào sau đây đúng về nước bồ kết?

A. Nước bồ kết là xà phòng dạng lỏng.                          

B. Muối potassium của các acid béo không no là thà̀nh phần chính của nước bồ kết.    

C. Nước bồ kết thuộc nhóm chất giặt rửa tự nhiên, không phải chất giặt rửa tổng hợp, cũng không phải là xà phòng.                                         

D. Nước bồ kết thuộc nhóm chất giặt rửa tự nhiên vì được điều chế từ các acid béo sẵn có trong tự nhiên.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Vì sao một số loài chim có thể dễ dàng bơi lội, thậm chí ngụp lặn dưới nước để săn mồi nhưng lại bị chết chìm bởi các vết dầu loang?

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Nguyên nhân nào làm cho bồ kết có khả năng giặt rửa:

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Xà phòng được dùng để tẩy giặt là do

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Phát biểu nào sau đây không đúng về xà phòng và chất tẩy rửa tổng hợp?

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Phát biểu nào sau đây về xà phòng là đúng?

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Chất giặt rửa là những chất

Xem lời giải >>