Đề bài

Hệ Mặt Trời gồm Mặt Trời ở trung tâm và 8 thiên thể quay quanh Mặt Trời gọi là các hành tinh, đó là Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh.

Gọi S là tập hợp các hành tinh của Hệ Mặt Trời. Hãy Viết tập hợp S bằng cách liệt kê các phần tử của S.

Phương pháp giải :

Phần tử của tập S là hành tinh của Hệ Mặt Trời.

Lời giải chi tiết :

S = {Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh}.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Bằng cách nêu dấu hiệu đặc trưng, hãy viết các tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 10.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Gọi A là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 3 và không lớn hơn 7
a) Viết tập hợp A bằng 2 cách: Liệt kê các phần tử và nêu dấu hiệu đặc trưng cho các phần tử
b) Trong các số tự nhiên nhỏ hơn 10, những số nào không phải là phần tử của tập A?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của chúng:

A = {x\( \in \)\(\mathbb{N}\)| x < 5}

B = {\(x \in {\mathbb{N}^*}\)| x < 5}

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Hoàn thành bảng dưới đây vào vở (theo mẫu).

Tập hợp cho bởi cách liệt kê các phần tử

Tập hợp cho bởi tính chất đặc trưng

H = {2; 4; 6; 8; 10}

H là tập hợp các số tự nhiên chẵn khác 0 và nhỏ hơn 11

 

M là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 15.

P = {11; 13; 15;17; 19; 21}

 

 

X là tập hợp các nước ở khu vực Đông Nam Á

Xem lời giải >>
Bài 5 :

a) Cho tập hợp E = {0; 2; 4; 6; 8}. Hãy chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp E và viết tập hợp E theo cách này.

b) Cho tập hợp P = {x| x là số tự nhiên và 10 < x < 20}. Hãy viết tập hợp P theo cách liệt kê tất cả các phần tử.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Cho tập hợp A gồm các số tự nhiên vừa lớn hơn 7 vừa nhỏ hơn 15.

a) Hãy viết tập hợp A theo cách liệt kê các phần tử.

b) Kiểm tra xem trong những số 10; 13; 16; 19, số nào là phần tử thuộc tập hợp A, số nào không thuộc tập hợp A?

c) Gọi B là tập hợp các số chẵn thuộc tập hợp A. Hãy viết tập hợp B theo hai cách.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Dưới đây là quảng cáo khuyến mại cuối tuần của một siêu thị.

 

Hãy viết tập hợp các sản phẩm được giảm giá trên 12 000 đồng mỗi ki-lô-gam.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Viết mỗi tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp đó:

a) A = {x| x là số tự nhiên chẵn, x<14};

b) B = {x| x là số tự nhiên chẵn, 40<x<50};

c) C = {x| x là số tự nhiên lẻ, x<15};

d) D = {x| x là số tự nhiên lẻ, 9<x<20}

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Viết mỗi tập hợp sau bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó:

a) A = {0; 3; 6; 9; 12; 15}

b) B = {5; 10; 15; 20; 25;30}

c) C = {10; 20; 30; 40; 50; 60; 70; 80; 90}

d) D = {1; 5; 9; 13; 17}.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Quan sát các số được cho ở Hình 2. Gọi A là tập hợp các số đó. 

a) Liệt kê các phần tử của tập hợp A và viết tập hợp A

b) Các phần tử của tập hợp A có tính chất chung nào?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Viết tập hợp các chữ số xuất hiện trong số 2020

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Cho C={x|x là số tự nhiên chia cho 3 dư 1, 3 < x < 18}. Hãy viết tập hợp C bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 7 được viết là:

Xem lời giải >>
Bài 14 :

 Bằng cách liệt kê các phần tử, hãy viết tập C các chữ cái tiếng Việt trong từ “THĂNG LONG”.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Một năm có bốn quý. Đặt tên và viết tập hợp các tháng (dương lịch) của quý Hai trong năm. Tập hợp này có bao nhiêu phần tử?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Cho tập hợp M = {n| n là số tự nhiên nhỏ hơn 20 và n chia hết cho 5}. Viết tập hợp M bằng cách liệt kê các phần tử của nó.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Cho tập hợp P={1;\(\frac{1}{2};\frac{1}{3};\frac{1}{4};\frac{1}{5}\)}. Hãy mô tả tập hợp P bằng cách nêu dấu hiệu đặc trưng của các phần tử của nó.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Cho X là tập hợp các số lẻ vừa lớn hơn 10 vừa nhỏ hơn 20. Viết tập hợp X bằng hai cách.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Cho M là tập hợp các chữ cái Tiếng Việt có mặt trong từ “NHATRANG”. Cách viết nào là đúng?

(A) M = {N; H; A; T; R; A; N; G}                                 

(B) M = {N; H; A; T; R; G}

(C) M = {N; H; A; T; R; N; G}                                      

(D) M = {N; H; A; T; R}

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Dưới đây là danh sách tên các bạn thuộc Tổ 1 lớp 6A

Bùi Chí Thanh

Lê Mai Lan

Nguyễn Đức Vân

Bạch Phương Trinh

Hoàng Ngọc Thanh

Đỗ Thị Dung

Nguyễn Lê Vân Anh

a) Viết tập hợp tên các bạn trong tổ 1 có cùng họ.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Dưới đây là danh sách tên các bạn thuộc Tổ 1 lớp 6A

Bùi Chí Thanh

Lê Mai Lan

Nguyễn Đức Vân

Bạch Phương Trinh

Hoàng Ngọc Thanh

Đỗ Thị Dung

Nguyễn Lê Vân Anh

b) Viết tập hợp các họ của các bạn trong Tổ 1.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Hiện nay các nước trên thế giới có xu hướng sản xuất năng lượng tái tạo bao gồm năng lượng gió, năng lượng Mặt Trời, năng lượng địa nhiệt vì tiết kiệm và không gây ô nhiễm môi trường. Việt Nam chúng ta cũng đã sản xuất nguồn năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời. Trong các dạng năng lượng đã nêu, hãy viết tập hợp X gồm các dạng năng lượng tái tạo trên thế giới và tập hợp Y gồm các dạng năng lượng tái tạo mà Việt Nam sản xuất.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Khi bố chở bạn Linh rẽ vào một đoạn đường, bạn Linh nhìn thấy ba biển báo giao thông như Hình 1

Tìm hiểu về các biển báo giao thông trên, rồi viết tập hợp A gồm các loại phương tiện được phép lưu thông và tập hợp B gồm các phương tiện không được phép lưu thông trên đoạn đường đó dưới dạng liệt kê các phần tử của tập hợp.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Viết mỗi tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp đó:

a)     A={x| x là số tự nhiên chẵn, 20 < x < 35};

b)    B={x| x là số tự nhiên lẻ, \(150 \le x < 160\)}

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Viết mỗi tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp đó:

a)     C= {x|x là số tự nhiên, x+3 =10}

b)    D= {x|x là số tự nhiên, x – 12 =23}

c)     E= {x|x là số tự nhiên, x : 16 =0}

d)    G= {x|x là số tự nhiên, 0: x = 0}

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Viết mỗi tập hợp sau bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó:

a) A={13; 15; 17; ..; 29};

b) B={22; 24; 26;…; 42};

c) C={7; 11; 15; 19; 23; 27};

d) D={4; 9; 16; 25; 36; 49}.

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Gọi A là tập hợp các số tự nhiên có bốn chữ số, trong đó có hai chữ số 3, một chữ số 2 và một chữ số 1.

a) Hãy viết tập hợp A.

b) Trong tập hợp A có bao nhiêu số tự nhiên có chữ số hàng chục là 3? Liệt kê các số đó.

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Câu 2: Gọi M là tập hợp các số tự nhiên có hai chữ số. Khi đó:

A. M ={n| n có hai chữ số}.

B.{n| n có hai chữ số}.

C. M ={\(n \in N\)| n có hai chữ số}.

D.{n| \(n \in N\)}.

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Kì nghỉ hè vừa qua, Hoài theo bố mẹ đi du lịch. Trong những người khác đi cùng đoàn, Hoài thấy toàn người không quen biết. Anh hướng dẫn viên phát cho mỗi người trong đoàn một chiếc mũ có tên gọi “Hoa hồng” và căn dặn: “Khi đi, nhất là khi đến chỗ đông người, mọi người cần phải luôn đội mũ Hoa hồng”. Hoài nhận ra rằng các mũ Hoa hồng đều giống nhau, có màu hồng và in tên của công ty du lịch. Hoài thắc mắc: “Tại sao cứ phải đội mũ, ngay cả khi ở trong nhà?”.

a) Bạn hãy giải thích cho Hoài, tại sao mọi người trong đoàn du lịch trong bài đều phải đội mũ Hoa hồng trong suốt thời gian du lịch.

b) Gọi H là tập hợp tất cả các thành viên của đoàn du lịch. Hãy viết tập H bằng cách lấy mũ Hoa hồng làm dấu hiệu đặc trưng.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Bằng cách liệt kê các phần tử, hãy viết các tập hợp sau:

a) Tập hợp K có các số tự nhiên nhỏ hơn 7;

b) Tập hợp D tên các tháng (dương lịch) có 30 ngày;

c) Tập hợp M các chữ cái tiếng Việt trong từ “ĐIỆN BIÊN PHỦ”.

Xem lời giải >>