Đề bài

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nguyên tử được cấu thành từ các hạt cơ bản là proton, neutron và electron.

B. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.

C. Hạt nhân nguyên tử cấu thành từ các hạt proton và neutron.

D. Vỏ nguyên tử cấu thành từ các hạt electron.

Phương pháp giải

Dựa vào đặc điểm và cấu trúc của nguyên tử:

- Đặc điểm của nguyên tử: nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân ở tâm và lớp vỏ là các electron chuyển động xung quanh hạt nhân

- Cấu trúc nguyên tử gồm:

+ Hạt nhân bao gồm: proton và neutron

+ Vỏ nguyên tử bao gồm: electron

Lời giải của GV Loigiaihay.com

- Đáp án: B

- Sai ở “Nguyên tử có cấu trúc đặt khít” Sửa thành “Nguyên tử có cấu tạo rỗng”

Xem thêm : SBT Hóa 10 - Kết nối tri thức

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Nguyên tử gồm các loại hạt cơ bản nào? Các nhà khoa học đã phát hiện ra các loại hạt cơ bản đó như thế nào?
Xem lời giải >>
Bài 2 : Nguyên tử chứa những hạt mang điện là

A. proton và α

B. proton và neutron

C. proton và electron

D. electron và neutron

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Quan sát hình ảnh mô phỏng kết quả thí nghiệm bắn phá lá vàng thực hiện bởi Rutherford (Hình 1.3) và nhận xét về đường đi của các hạt α

Xem lời giải >>
Bài 4 : Vận dụng phương pháp mô hình để mô tả cấu tạo nguyên tử
Xem lời giải >>
Bài 5 : Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (proton, electron, neutron) là 49, trong đó số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện. Xác định điện tích hạt nhận, số proton, số electron, số neutron và số khối của X?
Xem lời giải >>
Bài 6 : Tổng số hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử X là 58. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18. X là
Xem lời giải >>
Bài 7 :

Nguyên tử helium được tạo nên từ 3 loại hạt cơ bản (được tô màu khác nhau như ở Hình 2.1). Hãy gọi tên và nêu vị trí của mỗi loại hạt này trong nguyên tử.

 

Xem lời giải >>
Bài 8 : Các nguyên tử đều trung hòa về điện. Em hãy lập luận để chứng minh rằng: trong một nguyên tử, số proton và số electron luôn bằng nhau.
Xem lời giải >>
Bài 9 :

Khi các nguyên tử tiến lại gần nhau để hình thành liên kết hóa học, sự tiếp xúc đầu tiên giữa hai nguyên tử sẽ xảy ra giữa

A. lớp vỏ với lớp vỏ

B. lớp vỏ với hạt nhân

C. hạt nhân với hạt nhân

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Quan sát Hình 2.2, hãy chỉ ra những sự khác nhau về thành phần nguyên tử giữa nguyên tử hydrogen và beryllium

Xem lời giải >>
Bài 11 :

JJ. Thomson (J.J. Tôm – xơn), nhà vật lí người Anh, nhận giải thưởng Nô – ben vật lí vào năm 1906 vì đã phát hiện ra một loại hạt cơ bản tạo nên nguyên tử. Thomson đã chế tạo ống tia âm cực gồm một ống thủy tinh được hút phần lớn không khí ra khỏi ống, một hiệu điện thế cao được đặt vào 2 điện cực gắn ở hai đầu ống (Hình 2.4a). Ông phát hiện ra một dòng hạt (tia) đi ra từ điện cực tích điện âm (cực âm) sang điện cực tích điện dương (cực dương). Tia này được gọi là tia âm cực.

Các hạt tạo nên tia âm cực có các đặc điểm: (1) Chuyển động theo đường thẳng trong ống (Hình 2.4a). (2) Hoàn toàn giống nhau dù các vật liệu làm cực âm khác nhau. (3) Bị lệch trong điện trường, về phía bản cực tích điện dương được đặt giữa ống tia âm cực (Hình 2.4b).

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Nguyên tử không mang điện vì

A. được tạo nên bởi các hạt không mang điện.

B. có tổng số hạt proton bằng tổng số hạt electron.

C. có tổng số hạt electron bằng tổng số hạt neutron.

D. tổng số hạt neutron bằng tổng số hạt proton.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Trả lời các câu hỏi sau:

a) Loại hạt nào được tìm thấy trong hạt nhân nguyên tử?

b) Loại hạt nào được tìm thấy ở lớp vỏ nguyên tử?

c) Loại hạt nào mang điện trong nguyên tử?

d) Kích thước nguyên tử lớn hơn kích thước hạt nhân nguyên tử khoảng bao nhiêu lần?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Tính tổng số electron, proton và neutron trong một phân tử nước (H2O). Biết trong phân tử này, nguyên tử H chỉ tạo nên từ 1 proton và 1 electron; nguyên tử O có 8 neutron và 8 proton.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Nội dung nào dưới đây thuộc đối tượng nghiên cứu của hóa học?

(1) Sự hình thành hệ Mặt Trời

(2) Cấu tạo của chất và sự biến đổi của chất.

(3) Quá trình phát triển của loài người

(4) Tốc độ của ánh sáng trong chân không.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Từ rất lâu, các nhà khoa học đã nghiên cứu các mô hình nguyên tử và cập nhật chúng thông qua việc thu thập những dữ liệu thực nghiệm. Nguyên tử gồm những hạt cơ bản nào? Cơ sở nào để phát hiện ra các hạt cơ bản đó và chúng có tính chất gì?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Quan sát Hình 2.1, cho biết thành phần nguyên tử gồm những loại hạt nào?

 

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Cho biết vai trò của màn huỳnh quang trong thí nghiệm ở Hình 2.2

Xem lời giải >>
Bài 19 :

 Quan sát Hình 2.2, giải thích vì sao tia âm cực bị hút về cực dương của trường điện

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Nếu đặt một chong chóng nhẹ trên đường đi của tia âm cực thì chong chóng sẽ quay. Từ hiện tượng đó, hãy nêu kết luận về tính chất của tia âm cực

Xem lời giải >>
Bài 21 :

 Quan sát Hình 2.3, cho biết các hạt α có đường đi như thế nào. Dựa vào Hình 2.4, giải thích kết quả thí nghiệm thu được

Xem lời giải >>
Bài 22 : Nguyên tử oxygen có 8 electron, cho biết hạt nhân của nguyên tử này có điện tích là bao nhiêu
Xem lời giải >>
Bài 23 :

Điện tích của hạt nhân nguyên tử do thành phần nào quyết định? Từ đó, rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa số đơn vị điện tích hạt nhân và số proton

Xem lời giải >>
Bài 24 : Nguyên tử natri (sodium) có điện tích hạt nhân là +11. Cho biết số proton và số electron trong nguyên tử này
Xem lời giải >>
Bài 25 : Sử dụng sơ đồ tư duy để mô tả cấu tạo nguyên tử và hệ thống hóa kiến thức của bài học
Xem lời giải >>
Bài 26 :

Hãy cho biết dữ kiện nào trong thí nghiệm của Rutherford chứng minh nguyên tử có cấu tạo rỗng

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Thông tin nào sau đây không đúng?

A. Proton mang điện tích dương, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 1 amu

B. Electron mang điện tích âm, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 0 amu

C. Neutron không mang điện, khối lượng gần bằng 1 amu

D. Nguyên tử trung hòa về điện, có kích thước lớn hơn nhiều so với hạt nhân, nhưng có khối lượng gần bằng khối lượng hạt nhân

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Mỗi phát biểu dưới đây mô tả loại hạt nào trong nguyên tử?

a) Hạt mang điện tích dương

b) Hạt được tìm thấy trong hạt nhân và không mang điện

c) Hạt mang điện tích âm

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Tổng số các hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử của nguyên tố X là 10. Số khối của nguyên tử nguyên tố X là

A. 3.                           

B. 4.                           

C. 6.                           

D. 7.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Viết lại bảng sau vào vở và điền thông tin còn thiếu vào chỗ trống

Nguyên tố

Kí hiệu

Z

Số e

Số p

Số n

Số khối

Carbon

C

6

6

?

6

?

Nitrogen

N

7

?

7

?

14

Oxygen

O

8

8

?

8

?

Sodium (natri)

Na

11

?

11

?

23

Xem lời giải >>