Đề bài

Tìm ba số tự nhiên liên tiếp, biết tích của hai số sau lớn hơn tích của hai số trước là 12 đơn vị.

Phương pháp giải :

Để nhân hai đơn thức, ta có thể làm như sau:

+ Nhân các hệ số với nhau và nhân các phần biến với nhau

+ Thu gọn đơn thức nhận được ở tích.

Lời giải chi tiết :

Gọi ba số tự nhiên liên tiếp cần tìm là \(a,a + 1,a + 2\). Do tích của hai số sau lớn hơn tích của hai số trước là 12 đơn vị nên \(\left( {a + 1} \right)\left( {a + 2} \right) - a\left( {a + 1} \right) = 12\).

Ta có: \(\left( {a + 1} \right)\left( {a + 2} \right) - a\left( {a + 1} \right) \\= {a^2} + 2a + a + 2 - {a^2} - a \\= 2a + 2\)

Do đó: \(2a + 2 = 12\). Suy ra \(a = 5\).

Vậy ba số tự nhiên cần tìm là 5,6,7.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Tích của hai đơn thức \(6{x^2}yz\) và \( - 2{y^2}{z^2}\) là đơn thức
A. \(4{x^2}{y^3}{z^3}\)
B. \( - 12{x^2}{y^3}{z^3}\)
C. \( - 12{x^3}{y^3}{z^3}\)
D. \(4{x^3}{y^3}{z^3}\).

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Hình hộp chữ nhật \(A\) có chiều rộng \(2x\), chiều dài và chiều cao đề gấp \(k\) lần chiều rộng (Hình 2).

 

a) Tính diện tích đáy của \(A\).

b) Tính thể tích của \(A\).

Xem lời giải >>
Bài 3 :

a) Tính tích: \(3{{\rm{x}}^2}.8{{\rm{x}}^4}\)

b) Nêu quy tắc nhân hai đơn thức cùng một biến

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Tính tích của hai đơn thức: \({x^3}{y^7}\) và \( - 2{{\rm{x}}^5}{y^3}\).

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Tính tích: \(\left( { - \dfrac{1}{2}xy} \right).\left( {8{{\rm{x}}^2} - 5{\rm{x}}y + 2{y^2}} \right)\).

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Tính tích: \(9{{\rm{x}}^5}{y^4}.2{{\rm{x}}^4}{y^2}\).

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Dựa theo cách làm như trong câu a và câu b của Hoạt động 2, hãy thu gọn tích

\(\left( {3x{y^2}} \right).\left( {5{x^2}{y^3}} \right)\)

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Thực hiện các phép nhân sau:

a) \(\left( {\frac{1}{3}{x^4}} \right).\left( { - 9x{y^2}z} \right);\)

b)\(\left( {2{x^2}y{z^3}t} \right).\left( {5{x^3}{y^3}{z^4}} \right)\)

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Tìm tích của các đơn thức sau rồi tìm bậc của đơn thức thu được:

a) \(\frac{2}{{15}}{x^4}{y^2}\) và \(\frac{5}{3}{x^2}{y^4}\);

b) \(\frac{1}{4}x{y^2}z\) và \( - 24xy{z^2}\)

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Tính tích của các đơn thức sau rồi xác định hệ số, phần biến và bậc của đơn thức thu được:

a)     \(\frac{1}{7}{x^5}{y^3}\) và \(\frac{{35}}{9}{x^4}{y^2}\)

b)    \(\frac{3}{5}{x^2}{y^2}z\) và \( - 25{x^2}y{z^2}\)

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Thực hiện các phép nhân:

a) \(\left( {3ab} \right).\left( {5bc} \right)\);

b) \(\left( { - 6{a^2}b} \right).\left( { - \frac{1}{2}a{b^3}} \right)\).

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Khi thu gọn đơn thức \(3x{y^5}\left( { - \frac{2}{3}{x^3}{y^2}z} \right)\), ta được đơn thức

A. \(2{x^2}{y^3}z\)       

B. \( - 2{x^4}{y^7}z\)       

C. \( - 2{x^3}{y^6}z\)    

D. \( - \frac{2}{9}{x^4}{y^7}z\)

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Thực hiện phép tính:

a) \({x^3}\left( { - \frac{5}{4}{x^2}y} \right).\left( {\frac{2}{5}{x^3}{y^4}} \right)\)

b) \(\left( { - \frac{3}{4}{x^5}{y^4}} \right)\left( {x{y^2}} \right)\left( { - \frac{8}{9}{x^2}{y^5}} \right)\)

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Tích của hai đơn thức \(\sqrt 2 {x^3}{y^2}\) và \( - \sqrt 2 x{y^3}z\) là đơn thức

A. \( - 2{x^4}{y^5}\).

B. \(2{x^4}{y^5}z\).

C. \( - 2{x^4}{y^4}z\).

D. \( - 2{x^4}{y^5}z\).

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Nhân hai đơn thức:

a) \(5{x^2}y\)\(2x{y^2}\).

b) \(\frac{3}{4}xy\) và \(8{x^3}{y^2}\).

c) \(1,5x{y^2}{z^3}\) và \(2{x^3}{y^2}z\).

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Tích của hai đơn thức \(6{x^2}yz\) và \( - 2{y^2}{z^2}\) là đơn thức:

A. \(4{x^2}{y^3}{z^3}\).

B. \( - 12{x^2}{y^3}{z^3}\).

C. \( - 12{x^3}{y^3}{z^3}\).

D. \(4{x^3}{y^3}{z^3}\).

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Nhân hai đơn thức \(5{x^4}{y^2}z\) và \(\frac{{ - 1}}{5}{x^3}y{z^2}\) ta được kết quả là

Xem lời giải >>