Đề bài

a) Trên trục số, một người bắt đầu di chuyển từ điểm 0 về bên trái (theo chiều âm) 2 đơn vị đến điểm \( - 2\). Sau đó, người đó đổi hướng di chuyển về bên phải 6 đơn vị. Hãy cho biết người đó dừng lại tại điểm nào và hãy thử nêu kết quả của phép tính sau: \(\left( { - 2} \right) + \left( { + 6} \right) = ?\)

 

b) Trên trục số, một người bắt đầu từ điểm 0 di chuyển về bên phải (theo chiều dương) 2 đơn vị đến điểm \( + 2\). Sau đó, người đó đổi hướng di chuyển về bên trái 6 đơn vị. Hãy cho biết người đó dừng lại tại điểm nào và thử nêu kết quả của phép tính sau: \(\left( { + 2} \right) + \left( { - 6} \right) = ?\)

 

Phương pháp giải

Quan sát hình vẽ, đếm số vạch người đó đi.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

a)

Người đó di chuyển về bên trái 2 đơn vị nên ta di chuyển sang trái 2 vạch (màu xanh) đến \( - 2\). Sau đó, sang phải 6 đơn vị nên ta di chuyển sang phải 6 vạch (màu đỏ) đến điểm +4. Vậy sau 2 lần di chuyển như trên, người đó dừng lại tại điểm +4.

Di chuyển sang trái 2 đơn vị là \(\left( { - 2} \right)\), sang phải 6 đơn vị là \(\left( { + 6} \right)\). Người đó dừng lại tại điểm +4 nên: \(\left( { - 2} \right) + \left( { + 6} \right) =  + 4\).

b)

Người đó di chuyển về bên phải 2 đơn vị nên ta di chuyển sang phải 2 vạch. Sau đó, sang trái 6 đơn vị nên ta di chuyển sang trái 6 vạch đến điểm \( - 4\). Vậy sau 2 lần di chuyển như trên, người đó dừng lại tại điểm \( - 4\).

Di chuyển sang phải 2 đơn vị là \(\left( { + 2} \right)\), sang trái 6 đơn vị là \(\left( { - 6} \right)\). Người đó dừng lại tại điểm \( - 4\) nên: \(\left( { + 2} \right) + \left( { - 6} \right) =  - 4\).

Xem thêm : SGK Toán 6 - Chân trời sáng tạo

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Tính tổng hai số khác dấu:

a) 6 + (-2);                b) 9 + (-3);

c) (-10) + 4               d) (-1) + 8.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Từ điểm A biểu diễn số -5 trên trục số di chuyển sang phải 3 đơn vị (h.3.15) đến điểm B. Điểm B biểu diễn kết quả phép cộng nào?

 

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Từ điểm A di chuyển sang phải 8 đơn vị (h.3.16) đến điểm C, Điểm C biểu diễn kết quả của phép cộng nào?

 

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Thực hiện phép tính: a) 203 + (-195);       b) (-137) + 86.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Sử dụng phép cộng hai số nguyên khác dấu để giải bài toán sau:

Một máy thăm dò đáy biển ngày hôm trước hoạt động ở độ cao -946 m. Ngày hôm sau người ta cho máy nổi lên 55 m so với hôm trước. Hỏi ngày hôm sau máy thăm dò đáy biển hoạt động ở độ cao nào?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Đố bạn: tổng của hai số nguyên khác dấu là số dương hay số âm?

Em hãy trả lời giúp Vuông.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Tính và so sánh giá trị của a + b và b + a với a = -7, b = 11.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Tính và so sánh giá trị của (a + b) + c và a + (b + c) với a = 2, b = -4, c = -6.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Tính một cách hợp lí:

a) (-2 019) + (-550) + (-451);

b) (-2) + 5+ (-6) + 9.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Thực hiện các phép tính sau:

a) \(\left( { - 5} \right).4\)

b) \(6.\left( { - 7} \right)\)

c) \(\left( { - 14} \right).20\)

d) \(51.\left( { - 24} \right)\)

Xem lời giải >>
Bài 11 :

a) Trên trục số, một người bắt đầu từ điểm 0 di chuyển về bên phải (theo chiều dương) 4 đơn vị đến điểm \( + 4\). Sau đó, người đó đổi hướng di chuyển về bên trái 4 đơn vị. Hãy cho biết người đó dừng lại tại điểm nào và thử nêu kết quả của phép tính sau: \(\left( { + 4} \right) + \left( { - 4} \right) = ?\)

 

b) Trên trục số, một người bắt đầu di chuyển từ điểm 0 về bên trái (theo chiều âm) 4 đơn vị đến điểm \( - 4\). Sau đó, người đó đổi hướng di chuyển về bên phải 4 đơn vị. Hãy cho biết người đó dừng lại tại điểm nào và hãy thử nêu kết quả của phép tính sau: \(\left( { - 4} \right) + \left( { + 4} \right) = ?\)

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Thẻ tín dụng trả sau của bác Tám đang ghi nợ 2 000 000 đồng, sau khi bác Tám nộp vào 2 000 000 đồng thì bác Tám có bao nhiêu tiền trong tài khoản? Hãy dùng số nguyên để giải thích.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Thực hiện các phép tính sau:

a) \(4 + \left( { - 7} \right)\)

b) \(\left( { - 5} \right) + 12\)

c) \(\left( { - 25} \right) + 72\)

d) \(49 + \left( { - 51} \right)\)

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Một tòa nhà có tám tầng được đánh số theo thứ tự là 0 (tầng mặt đất), 1, 2, 3, ..., 7 và ba tầng hầm được đánh số là \( - 1; - 2; - 3\). Em hãy dùng phép cộng các số nguyên để diễn tả hai tình huống sau đây:

a) Một thang máu đang ở tầng \( - 3\), nó đi lên 5 tầng. Hỏi thang máy dừng lại tại tầng mấy?

b) Một thang máy đang ở tầng 3 , nó đi xuống 5 tầng. Hỏi thang máy dừng lại ở tầng mấy?

(Ở một số tòa nhà, tầng mặt đất còn được gọi là tầng G).

Xem lời giải >>
Bài 15 :

a) Mũi khoan của một giàn khoan trên biển đang ở độ cao 5 m trên mực nước biển, chú công nhân điều khiển nó hạ xuống 10 m. Vậy mũi khoan ở độ cao nào sau khi hạ?

b) So sánh kết quả của hai phép tính sau:

\(5 - 2\) và \(5 + \left( { - 2} \right)\)

 

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Tính:

a) (- 2018) + 2018;

b) 57 + (- 93);

c) (- 38) + 46.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Cho ví dụ về phép cộng của hai số nguyên khác dấu sao cho:

a) Tổng của chúng là số nguyên dương;

b) Tổng của chúng là số nguyên âm.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Nhiệt độ ở thủ đô Ôt-ta-oa, Ca-na-đa (Ottawa, Canada) lúc 7 giờ là \( - 4^\circ C\), đến 10 giờ tăng thêm \(6^\circ C\). Nhiệt độ ở Ôt-ta-oa lúc 10 giờ là bao nhiêu?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Một cửa hàng kinh doanh có lợi nhuận như sau: tháng đầu tiên là – 10 000 000 đồng; tháng thứ 2 là 30 000 000 đồng. Tính lợi nhuận của cửa hàng sau hai tháng đó.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Vào một ngày mùa đông ở Sa Pa, nhiệt độ tại Cổng Trời là \( - 1^\circ C\). Tuy nhiên, nhiệt độ lúc đó tại chợ Sa Pa lại cao hơn \(2^\circ C\) so với nhiệt độ tại Cổng Trời. Viết pháp tính và tính nhiệt độ tại chợ Sa Pa lúc đó.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Tính :

a) (- 28) + 82 ;

b) 51 + (- 97)

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Cho năm số nguyên có tính chất: Tổng của ba số bất kì trong chúng luôn là số nguyên âm. Giải thích tại sao tổng của cả năm số đã cho cũng là số nguyên âm.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? Giải thích.

a)     Tổng của một số nguyên dương và một số nguyên âm là một số nguyên âm.

b)    Tổng của một số nguyên dương và một số nguyên âm là một số nguyên dương.

c)     Hai số đối nhau có tổng bằng 0.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Một nhà hàng hải sản nợ ngân hàng 30 triệu đồng, sau đó nhà hàng đã trả nợ ngân hàng 10 triệu đồng. Số dư tài khoản của nhà hàng ở ngân hàng là bao nhiêu?

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Tính tổng hai số khác dấu:

a) 6 + (-2);

b) 9 + (-3) ;

c) (-10) +4 ;

d) (-1) +8.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Có ba chiếc hợp đựng các miếng bìa. Trên mỗi miếng bìa có ghi một số đã cho trong hình dưới đây.

Hãy chuyển một miếng bìa từ hộp này sang hộp khác sao cho tổng các số ghi trên các miếng bìa trong mỗi hộp đều bằng nhau.

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Tính \(\dfrac{{ - 5}}{8} + \dfrac{{ - 7}}{{20}}\)

Xem lời giải >>