Đề bài

Bác Hà là khách quen của cửa hàng tạp hóa nhà bác Lan nên có thể mua hàng trước, trả tiền sau. Hôm qua bác Lan đã cho bác Hà nợ 80 nghìn đồng, hôm nay bác Hà lại muốn nợ 40 nghìn đồng nữa. Em hãy dùng số nguyên để giúp bác Lan ghi vào sổ số tiền bác Hà còn nợ bác Lan.

Phương pháp giải

Số tiền nợ là số nguyên âm.

Ghi lại số tiền bác Hà nợ hôm qua và hôm nay bằng số nguyên.

Số tiền bác Hà còn nợ bác Lan là tổng số tiền nợ của hai ngày.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Hôm qua: \(\left( { - 80} \right)\)

Hôm nay: \(\left( { - 40} \right)\)

Tổng số tiền nợ hai ngày là \(\left( { - 80} \right) + \left( { - 40} \right) =  - \left( {80 + 40} \right) =  - 120\)

Loigiaihay.com

Xem thêm : SGK Toán 6 - Chân trời sáng tạo

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :
Tổng \(\frac{{ - 7}}{6} + \frac{{11}}{6}\) bằng:
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Em hãy nhắc lại quy tắc cộng hai phân số cùng mẫu ( có tử và mẫu dương) rồi tính các tổng \(\dfrac{8}{{11}} + \dfrac{3}{{11}}\) và \(\dfrac{9}{{12}} + \dfrac{{11}}{{12}}\).

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Tính:

\(\dfrac{{ - 7}}{{12}} + \dfrac{5}{{12}}\);   \(\dfrac{{ - 8}}{{11}} + \dfrac{{ - 19}}{{11}}\)

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Em hãy nhắc lại quy tắc cộng hai phân số cùng mẫu ( có tử và mẫu dương) rồi tính các tổng \(\dfrac{8}{{11}} + \dfrac{3}{{11}}\) và \(\dfrac{9}{{12}} + \dfrac{{11}}{{12}}\).

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Tính:

\(\dfrac{{ - 7}}{{12}} + \dfrac{5}{{12}}\);

\(\dfrac{{ - 8}}{{11}} + \dfrac{{ - 19}}{{11}}\)

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Đố vui Viết phân số sau ở dạng tổng các phân số có mẫu số là số tự nhiên khác nhau nhưng có cùng tử số là 1.

a) \(\frac{2}{3}\);

b) \(\frac{8}{{15}}\)

c) \(\frac{7}{8}\);

d) \(\frac{{17}}{{18}}\).

Gợi ý:

a) \(\frac{2}{3} = \frac{1}{2} + ?;\)           

c) \(\frac{7}{8} = \frac{1}{2} + ? + ?;\)

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Năm người chung nhau làm kinh doanh, mỗi người đóng góp như nhau. Tháng đầu họ lỗ 2 triệu đồng, tháng thứ hai họ lãi 3 triệu đồng.

a) Em hãy dùng phân số chỉ số tiền thu được của mỗi người trong tháng đầu và tháng thứ hai.

b) Gọi \(\dfrac{-2}{5}\) là số chỉ số tiền thu được (triệu đồng) của mỗi người trong tháng đầu, và \(\dfrac{3}{5}\) là số chỉ số tiền thu được (triệu đồng) của mỗi người trong tháng thứ hai, thì số tiền thu được của mỗi người trong hai tháng được biểu thị bằng phép toán nào?

Xem lời giải >>