Đọc trước văn bản Những cánh buồm và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Hoàng Trung Thông.
Đọc trước văn bản và tìm hiểu thông tin về tác giả qua sách báo, internet
- Nhà thơ Hoàng Trung Thông (05/05/1925 – 1993).
- Quê gốc: xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Ông từng là Vụ trưởng Vụ Văn nghệ, Ban Tuyên huấn TƯ, Thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ, Tổng biên tập tuần báo Văn nghệ, Viện trưởng Viện Văn học thuộc Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Văn học, Ủy viên BCH Hội nhà văn Việt Nam các khóa I, và II.
- Tác phẩm: Quê hương chiến đấu (thơ – 1955), Đường chúng ta đi (thơ – 1960), Những cánh buồm (thơ – 1964), Đầu sóng (thơ – 1968), Trong gió lửa (thơ – 1971), Như đi trong mơ (thơ – 1977), Chiến công tuốt thơ (thơ – 1983), Những ngày thu ở Liên Xô (bút ký – 1983), Chặng đường mới của văn học chúng ta (phê bình tiểu luận – 1961), Cuộc sống thơ và thơ cuộc sống (phê bình tiểu luận – 1979).
- Nhà nghiên cứu - giáo sư Phan Ngọc đã từng viết về ông: "Trong thâm tâm, anh là con người nhỏ bé, của những con người nhỏ bé. Trong thơ, anh chỉ là nhà thơ của những người nhỏ bé" và "Chỉ có một Hoàng Trung Thông nhỏ bé, không hài lòng với chính mình. Đó là cái lớn của Hoàng Trung Thông".
Cách 2Hoàng Trung Thông (1925-1993) là một trong những nhà thơ tiêu biểu đại diện cho thơ cách mạng Việt Nam mới. Thơ ca của ông giúp con người sống tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, đánh thức tình yêu bên trong mỗi con người, luôn nỗ lực đấu tranh vì những lí tưởng nhân đạo và sự tiến bộ của xã hội. Ngoài là nhà thơ, ông cũng là một nhà phê bình văn học với nhiều tác phẩm để đời.
Cách 3Tác giả Hoàng Trung Thông (1925 –1993), ông quê quán: Nghệ An. Ông không chỉ sáng tác thi ca và nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, viết thư pháp, Hoàng Trung Thông đảm nhiệm các chức trách quan trọng như cán bộ văn nghệ của khu ủy Liên khu IV, tỉnh ủy viên tỉnh ủy Nghệ An, Tổng biên tập báo Văn nghệ, báo Tác phẩm mới; Giám đốc nhà xuất bản văn học… Đặc điểm thơ: thơ của ông giản dị, cô động, chứa cảm xúc trong sáng. Một số tác phẩm tiêu biểu của Hoàng Trung Thông: Chặng đường mới của văn học chúng ta (1961), Cuộc sống thơ và thơ cuộc sống (1979), Quê hương chiến đấu (1955), Những cánh buồm (1964), 17 bài thơ, Đầu sóng (1968), Trong gió lửa (1971)…
Các bài tập cùng chuyên đề
Bài thơ Những cánh buồm được in năm bao nhiêu?
Nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ Những cánh buồm là gì?
Bài thơ Những cánh buồm thuộc thể thơ gì?
Nội dung chính của văn bản Những cánh buồm là gì?
Nhớ lại những mơ ước của em khi còn nhỏ. Chia sẻ với các bạn về một trong những ước mơ ấy.
Lưu ý các từ ngữ chỉ không gian, thời gian ở hai khổ thơ đầu bài thơ Những cánh buồm
Xác định các từ láy có trong bài thơ Những cánh buồm và tìm nghĩa của chúng.
Người cha trong bài thơ Những cánh buồm có những cử chỉ, tâm sự như thế nào?
Dấu chấm lửng trong khổ thơ 4 bài thơ Những cánh buồm này có tác dụng gì?
Em hiểu ý của dòng thơ cuối bài thơ Những cánh buồm là gì?
Chỉ ra đặc điểm hình thức của bài thơ Những cánh buồm thể hiện qua các yếu tố: số tiếng ở các dòng thơ, số dòng ở mỗi khổ thơ, cách hiệp vần,…
Người cha và người con trong bài thơ Những cánh buồm trò chuyện về điều gì? Dựa vào những hình ảnh có trong bài thơ, hãy tưởng tượng và miêu tả lại bằng lời của em về cảnh hai cha con đi dạo và trò chuyện trên bãi biển.
Trong bài thơ Những cánh buồm, hình ảnh “cánh buồm” được nhắc đến mấy lần? Hình ảnh đó tượng trưng cho điều gì?
Qua những câu hỏi, lời nói của mình trong bài thơ Những cánh buồm, người con đã bộc lộ ước mơ gì? Em có nhận xét gì về ước mơ đó?
Ước mơ của người con trong bài thơ Những cánh buồm gợi cho người cha nhớ đến điều gì? Em hãy đóng vai người cha, diễn tả lại những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật này trước lời đề nghị của người con.
Em thích nhất khổ thơ hay hình ảnh nào trong bài thơ Những cánh buồm? Vì sao?
Những dòng thơ nào trong bài thơ Những cánh buồm giúp em biết được bối cảnh của cuộc dạo chơi và trò chuyện của hai cha con?
(1) Ánh Mặt Trời rực rỡ biển xanh
(2) Cát càng mịn, biển càng trong
(3) Cha dắt con đi dưới ánh mặt trời
(4) Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời
(5) Sẽ có cây có cửa có nhà
(6) Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
A. (1) – (4) – (5)
B. (1) – (2) – (3)
C. (2) – (4) – (6)
D. (3) – (5) – (6)
Dòng nào nêu đúng nhất diễn biến tình cảm, thái độ của người cha trong bài thơ Những cánh buồm?
A. Vui tươi – trầm ngâm – nhớ về quá khứ – yêu thương
B. Vui tươi – yêu thương – nhớ về quá khứ – trầm ngâm
C. Vui tươi – yêu thương – trầm ngâm – nhớ về quá khứ
D. Vui tươi – nhớ về quá khứ – yêu thương – trầm ngâm
Trong bài thơ Những cánh buồm, hình ảnh “cánh buồm” được nhắc đến mấy lần? Hình ảnh đó tượng trưng cho điều gì?
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:
Cha ơi!
Sao xa kia chỉ thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?
Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:
Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa
Sẽ có cây có cửa có nhà
Vẫn là đất nước của ta
Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến
a) Trong đoạn thơ trên, tác giả sử dụng dấu câu nào để đánh dấu, báo trước lời nói của nhân vật cha và con?
b) Việc nhắc lại ba lần từ “không thấy” trong dòng thơ: “Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?” có tác dụng gì?
c) Cử chỉ “mỉm cười xoa đầu con nhỏ” cho thấy tình cảm gì của cha dành cho con? Câu trả lời của người cha cho thấy điều gì?
Qua những câu hỏi, lời nói của mình trong bài thơ Những cánh buồm, người con đã bộc lộ ước mơ gì? Em có nhận xét gì về ước mơ đó?
Ước mơ của người con trong Những cánh buồm gợi cho người cha nhớ đến điều gì? Em hãy đóng vai người cha, diễn tả lại những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật này trước lời đề nghị của người con.
Ước mớ, khát vọng lớn nhất của em khi còn nhỏ là gì? Hãy chia sẻ ngắn gọn về ước mơ, khát vọng đó.
Đọc bài thơ Bố đứng nhìn biển cả và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Hãy chỉ ra tình cảm, cảm xúc của người bố trong bài thơ trên. So sánh với tình cảm, cảm xúc của người cha trong bài Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông)
Nhân vật chính trong bài thơ Những cánh buồm là ai?
Trong bài thơ Những cánh buồm, người con đã đề nghị mượn thứ gì để đi khám phá thế giới?
Qua cuộc trò chuyện của hai cha con trong văn bản Những cánh buồm, ta thấy được điều gì?
Hình ảnh những cánh buồm trong bài thơ Những cánh buồm ẩn dụ cho điều gì?
Câu thơ “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/ Để con đi…” trong bài thơ Những cánh buồm thể hiện khát khao khám phá của ai?
Bài thơ Những cánh buồm thể hiện rõ nét nhất tình cảm gì?