Đề bài

Cách dùng dấu ngoặc kép trong văn bản Trái tim Đan-kô cho thấy sự kết hợp lời kể khác nhau của hai người kể chuyện. Hãy xác định lời của mỗi người kể chuyện bằng cách hoàn thành bảng sau (làm vào vở):

TT

Từ câu...đến câu...

Là lời kể của...

Ngôi kể thứ...

1

Bà lão im lặng và nhìn ra thảo nguyên,...=> chỉ chờ trong giây lát.

 

 

2

“Đan-kô dẫn họ đi.” => “Trái tim tóe ra một loạt tia sáng, rồi tắt ngấm,...”

 

 

3

Bây giờ khi bà lão đã kể xong câu chuyện cổ tích đẹp tuyệt của mình… => … trí tưởng tượng của nhân loại đã sáng tạo nên biết bao nhiêu truyền thuyết đẹp đẽ và đầy khí phách

 

 

Sự thay đổi trong cách kể chuyện như trên có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung câu chuyện?

Phương pháp giải

Đọc văn bản, hoàn thành theo bảng và nêu tác dụng của sự thay đổi trong cách kể chuyện.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

TT

Từ câu...đến câu...

Là lời kể của...

Ngôi kể thứ...

1

Bà lão im lặng và nhìn ra thảo nguyên,...-> chỉ chờ trong giây lát.

Nhân vật xưng “tôi”

Ngôi thứ nhất

2

“Đan-kô dẫn họ đi.” -> “Trái tim tóe ra một loạt tia sáng, rồi tắt ngấm,...”

Người kể chuyện là nhân vật “bà lão”

Ngôi thứ ba

3

Bây giờ khi bà lão đã kể xong câu chuyện cổ tích đẹp tuyệt của mình...

Nhân vật xưng “tôi”

Ngôi thứ nhất

*Sự thay đổi trong cách kể chuyện như trên có tác dụng trong việc thể hiện nội dung câu chuyện là:

- Giúp người đọc phân biệt được hai câu chuyện: câu chuyện nhân vật tôi kể về bà lão I-dec-ghin và câu chuyện về Đan-kô mà bà lão I-dec-ghin kể cho nhân vật tôi nghe

- Giúp người đọc thấy được sự thay đổi trong cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật tôi sau khi nghe câu chuyện về Đan-kô

- Giúp người đọc phân biệt giữa hai thế giới: thế giới thực tại là câu chuyện của bà lão và nhân vật tôi; thế giới huyền ảo, tưởng tượng là câu chuyện về Đan-kô

Cách 2

TT

Từ câu...đến câu...

Là lời kể của...

Ngôi kể thứ...

1

Bà lão im lặng và nhìn ra thảo nguyên,... chỉ chờ trong giây lát.

Nhân vật tôi

Ngôi thứ nhất

2

“Đan-kô dẫn họ đi..trái tim tóe ra một loạt tia sáng, rồi tắt ngấm,...”

Nhân vật bà

Ngôi thứ ba

3

Bây giờ khi bà lão đã kể xong câu chuyện cổ tích tuyệt đẹp của mình...trí tưởng tượng của nhân loại đã sáng tạo nên biết bao nhiêu truyền thuyết đẹp đẽ và đầy khí phách.

Nhân vật tôi

Ngôi thứ nhất

Cách 3

Sự thay đổi trong cách kể chuyện như trên có tác dụng khiến câu chuyện chân thực và có độ tin cậy cao nhưng vẫn giữ được tính khách quan trong việc thể hiện nội dung câu chuyện

Xem thêm : Soạn văn 7 - Chân trời sáng tạo chi tiết

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

A-lếch-xăng-đơ Rô-ma-nô-vích Bê-li-ép được chữa khỏi bệnh lao năm bao nhiêu?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

A-lếch-xăng-đơ Rô-ma-nô-vích Bê-li-ép trở lại Mát-xcơ-va bắt đầu theo đuổi hoạt động văn học năm bao nhiêu?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

A-lếch-xăng-đơ Rô-ma-nô-vích Bê-li-ép là nhà văn chuyên viết truyện thuộc thể loại gì?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Đâu không phải sáng tác của A-lếch-xăng-đơ Rô-ma-nô-vich Bê-li-ép?

Xem lời giải >>
Bài 5 : Nội dung chính của văn bản Trái tim Đan-kô là gì?
Xem lời giải >>
Bài 6 :

Tóm tắt các sự kiện chính trong đoạn trích Trái tim Đan-kô

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Hãy chỉ ra sự khác biệt về cách sử dụng yếu tố tưởng tượng trong các văn bản truyện khoa học viễn tưởng mà em đã học và văn bản Trái tim Đan-kô.

Xem lời giải >>