Đặt câu với 3 từ Hán Việt tìm được
Em tiến hành đặt câu phù hợp
- Thanh kiếm này được chỉ định là quốc bảo.
- Bao nhân tài đã hội tụ tại cuộc thi ngày hôm nay.
- Chí Phèo đã bị tha hóa bởi sự bất công của xã hội đương thời
Các bài tập cùng chuyên đề
Từ Hán Việt là những từ như thế nào?
Em hiểu như thế nào về nghĩa của các yếu tố Hán Việt tạo nên từ tín ngưỡng được dùng trong văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô? Theo em, khi chưa có sẵn từ điển trong tay, ta có thể suy đoán nghĩa của các yếu tố đó và nghĩa của từ chứa đựng chúng theo cách nào?
Bản sắc, ưu tú, truyền thông là các từ có yếu tố Hán Việt. Lập bảng theo mẫu được gợi ý sau đây để xác định nghĩa của chúng:
Giải thích của từ Hán Việt được in đậm trong các câu sau:
a. Ở thử thách thứ hai và thứ ba (gắn với câu hỏi thứ hai, thứ ba), tác giả dân gian muốn khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian, qua đá bày tỏ ước mơ về một xã hội mà mọi ràng buộc chặt chẽ của quan niệm phong kiến về các tầng lớp người trong xã hội đều được nới lỏng và cởi bỏ.
(Theo Trần Thị An, Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ nhân gian)
b. Và ở đây, bằng kinh nghiệm về việc quan sát thiên nhiên và kinh nghiệm của việc thực hành các trò chơi dân gian ở làng quê, em bé nhanh chóng tìm ra đáp án.
(Theo Trần Thị An, Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ nhân gian)
c. Bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” đạt đến độ hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật amng tính triết lí.
(Theo Hoàng Tiến Tựu, Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”)
Tìm những từ ghép có yếu tố Hán Việt trong bảng sau (cột hai) và giải thích ý nghĩa của những từ đó (làm vào vở)
STT |
Yếu tố Hán Việt |
Từ ghép Hán Việt |
1 |
quốc (nước) |
quốc gia,... |
2 |
gia (nhà) |
gia đình,... |
3 |
gia (tăng thêm) |
gia vị,... |
4 |
biến (tai họa) |
tai biến,... |
5 |
biến (thay đổi) |
biến hình,... |
6 |
hội (họp lại) |
hội thao,... |
7 |
hữu (có) |
hữu hình,... |
8 |
hóa (thay đổi, biến thành) |
tha hóa |
Trong câu sau, nếu thay từ “tôn vinh” bằng từ “khen ngợi” thì ý nghĩa của câu có thay đổi không? Theo em, cách dùng từ nào hay hơn? Vì sao?
Để tôn vinh trí tuệ dân gian, người kể chuyện đã xếp đặt tình huống để cho người ra đố ở vị trí sứ giả nước ngoài, thậm chí là một nước lớn hơn đang “lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta”, mà nếu không trả lời được thì quốc giã sẽ phải “tỏ ra thua kém và thừa nhận sự thần phục của mình đối với nước làng giếng”.
(Theo Trần Thị An, Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí thuệ dân gian)
Tìm từ Hán Việt trong những câu dưới đây (trích tuỳ bút Cây tre Việt Nam của Thép Mới). Xác định nghĩa của các từ Hán Việt đã tìm được và nghĩa của mỗi yếu tố cấu tạo nên các từ đó.
a) Tre ấy trông thanh cao, giản dị ... như người.
b) Dưới bóng tre xanh, ... người dân cày ... dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.
c) Tre là cánh tay của người nông dân.
d) Tre là thẳng thắn, bất khuất.
Phân biệt nghĩa của các yếu tố cấu tạo Hán Việt đồng âm trong các từ Hán Việt sau:
a) giác: tam giác, tứ giác, ngũ giác, đa giác / khứu giác, thị giác, thính giác, vị giác.
b) lệ: luật lệ, điều lệ, ngoại lệ, tục lệ / diễm lệ, hoa lệ, mĩ lệ, tráng lệ.
c) thiên: thiên lí, thiên lí mã, thiên niên kỉ / thiên cung, thiên nga, thiên đình, thiên tử / thiên cư, thiên đô.
d) trường: trường ca, trường độ, trường kì, trường thành / chiến trường, ngư trường, phi trường, quảng trường.
Chọn các từ trong ngoặc đơn phù hợp với ô trống:
Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh cây tre được tác giả Thép Mới thể hiện trong bài tuỳ bút Cây tre Việt Nam, trong đó có sử dụng ít nhất hai từ Hán Việt. Giải thích nghĩa của các từ Hán Việt đó.
Nêu lại khái niệm từ Hán Việt. Cho ví dụ cụ thể.
Nghĩa của từ “tân binh” là gì?
Từ nào dưới đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với từ “gia” trong gia đình?