Đề bài

Thay dấu “?” bằng dấu “x” vào ô thích hợp trong bảng sau:

Phương pháp giải

Bước 1: Xác định xem câu nào là mệnh đề, câu nào không là mệnh đề bằng cách:

- Mệnh đề là những câu khẳng định hoặc đúng hoặc sai

- Câu không xác định được tính đúng sai không phải là mệnh đề

Bước 2: Với những câu là mệnh đề ta đi xét tính đúng sai của mệnh đề đó.

Bước 3: Đánh dấu “x” vào ô thích hợp.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

“13 là số nguyên tố” là mệnh đề đúng.

“Tổng độ dài hai cạnh bất kì của một tam giác nhỏ hơn độ dài cạnh còn lại.” là mệnh đề sai.

(Giải thích: Vì theo bất đẳng thức tam giác: Trong một tam giác bất kỳ, tổng độ dài hai cạnh bất kì bao giờ cũng lớn hơn độ dài cạnh còn lại.)

“Bạn đã làm bài tập chưa?”: không phải mệnh đề.

(Giải thích: Đây là câu hỏi, không xác định được tính đúng sai.)

“Thời tiết hôm nay thật đẹp!”: không phải mệnh đề.

(Giải thích: Đây là câu cảm thán, không xác định được tính đúng sai.)

Chú ý khi giải:

+ Thông thường, các câu khẳng định có thể xác định tính đúng sai.

+ Còn các câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến thì không xác định được tính đúng sai nên không là mệnh đề.

Xem thêm : SGK Toán 10 - Kết nối tri thức

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Trong các câu ở tình huống mở đầu:

a) Câu nào đúng?

b) Câu nào sai?

c) Câu nào không xác định được tính đúng sai?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Trong các câu sau, câu nào là mệnh đề?

a) Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới;

b) Bạn học trường nào?

c) Không được làm việc riêng trong giờ học;

d) Tôi sẽ sút bóng trúng xà ngang.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Xác định tính đúng sai của mỗi mệnh đề sau:

a) \(\pi  > \dfrac{{10}}{3};\)

b) Phương trình \(3x + 7 = 0\) có nghiệm;

c) Có ít nhất một số cộng với chính nó bằng 0;

d) 2022 là hợp số.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Câu nào sau đây không là mệnh đề?

A. Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau.

B. \(3\;\, < 1\)

C. \(4 - 5 = 1\)

D. Bạn học giỏi quá!

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Trong hai phát biểu trên, phát biểu nào là mệnh đề toán học?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Nêu ví dụ về một mệnh đề đúng và một mệnh đề sai.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Trong hai mệnh đề toán học sau đây, mênh đề nào là một khẳng định đúng? Mệnh đề nào là một khẳng định sai?

P: “Tổng hai góc đối của một tứ giác nội tiếp bằng \({180^o}\)”

Q: “\(\sqrt 2 \) là số hữu tỉ”

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Nêu hai ví dụ về mệnh đề toán học.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

a) Phát biểu của bạn H’Maryam có phải là một câu khẳng định về tính chất chia hết trong toán học hay không?

b) Phát biểu của bạn phương có phải là một câu khẳng định về một sự kiện trong toán học hay không?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là mệnh đề toán học?

a) Tích hai số thực trái dấu là một số thực âm.

b) Mọi số tự nhiên đều là dương.

c) Có sự sống ngoài Trái Đất

d) Ngày 1 tháng 5 là ngày Quốc tế Lao động.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Phát biểu nào sau đây không là một mệnh đề toán học?

a) Tích của ba số tự nhiên liên tiếp luôn chia hết cho 3.

b) Nếu \(\widehat {AMB} = {90^o}\) thì M nằm trên đường tròn đường kính AB.

c) Ngày 2 tháng 9 là ngày Quốc Khánh của nuốc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

d) Mọi số nguyên tố đều là số lẻ

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Xét tính đúng sai của các mệnh đề sau:

a) Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới.

b) \(\sqrt {{{( - 5)}^2}}  =  - 5\)

c) \({5^2} + {12^2} = {13^2}\)

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Trong các câu sau, câu nào là mệnh đề?

a) \(\sqrt 2 \) là số vô tỉ

b) \(\frac{1}{{\sqrt 2 }} + \frac{1}{{\sqrt 3 }} + ... + \frac{1}{{\sqrt {10} }} > 2\)

c) 100 tỉ là số rất lớn

d) Trời hôm nay đẹp quá!

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Xét các câu sau đây:

(1) 1+1=2.

(2) Dân ca Quan họ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

(3) Dơi là một loài chim

(4) Nấm có phải là một loài thực vật không?

(5) Hoa hồng đẹp nhất trong các loài hoa.

(6) Trời ơi, nóng quá!

Trong những câu trên,

a) Câu nào là khẳng định đúng, câu nào là khẳng định sai?

b) Câu nào không phải là khẳng định?

c) Câu nào là khẳng định, nhưng không thể xác định nó đúng hay sai?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Xác định tính đúng sai của mỗi mệnh đề sau:

a) \(\{ a\}  \in \{ a;b;c;d\} \)

b) \(\emptyset  = \{ 0\} \)

c) \(\{ a;b;c;d\}  \in \{ b;a;d;c\} \)

d) \(\{ a;b;c\}  \not \subset \{ a;b;c\} \)

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Xác định tính đúng sai của mỗi mệnh đề sau:

a) Nếu \(2a - 1 > 0\) thì \(a > 0\) (a là số thực cho trước).

b) \(a - 2 > b\) nếu và chỉ nếu \(a > b + 2\) (a, b là hai số thực cho trước).

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào là mệnh đề sai?

Xem lời giải >>
Bài 19 : Cho mệnh đề ,. Xét tính đúng sai của hai mệnh đề P, Q.

A. P đúng, Q sai

B. P sai, Q đúng

C. P, Q đều đúng

D. P, Q đều sai

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Xác định tính đúng sai của các mệnh đề sau:

a) Các số nguyên tố đều là số lẻ;

b) Phương trình \({x^2} + 1 = 0\) có hai nghiệm nguyên phân biệt;

c) Mọi số nguyên lẻ đều không chia hết cho 2.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Điền Đ vào ô trống nếu mệnh đề đúng, điền S vào ô trống nếu mệnh đề sai.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Xét tính đúng sai của các mệnh đề sau:

a) Mọi số tự nhiên có tận cùng bằng 0 đều chia hết cho 10

b) Bình phương của mọi số thực đều lớn hơn 0

c) Tập rỗng là tập con của mọi tập hợp

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Cho x, y là hai số thực cùng khác -1. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. \(x + y + xy \ne  - 1\)

B. \(x + y + xy =  - 1\)

C. \(x + y \ne  - 2\)

D. \(xy \ne  - 1\)

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Trong các câu sau, câu nào là mệnh đề?

A. \(6 + x = 4{x^2}.\)

B. \(a < 2.\)

C. \(123\) là số nguyên tố phải không?

D. Bắc Giang là tỉnh thuộc miền Nam Việt Nam.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

A. \(\emptyset  = \left\{ 0 \right\}.\)

B. \(\emptyset  \subset \left\{ 0 \right\}.\)

C. \(\left\{ 0 \right\} \subset \emptyset .\)

D. \(0 \subset \emptyset .\)

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. Nếu a là số tự nhiên thì a là số hữu tỉ không âm.

B. Nếu a là số hữu tỉ không âm thì a là số tự nhiên.

C. Nếu a là số hữu tỉ dương thì a là số tự nhiên.

D. Nếu a không là số tự nhiên thì a không phải là số hữu tỉ không âm.

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Cho x là một phần tử của tập hợp \(X.\) Xét các mệnh đề sau:

\(\left( I \right)\,\,x \in X;\)

\(\left( {II} \right)\,\,\left\{ x \right\} \in X;\)

\(\left( {III} \right)\,\,x \subset X;\)

\(\left( {IV} \right)\,\,\left\{ x \right\} \subset X.\)

Trong các mệnh đề trên, mệnh đề nào đúng?

A. \(\left( I \right)\) và \(\left( {II} \right)\)

B. \(\left( I \right)\) và \(\left( {III} \right)\)

C. \(\left( I \right)\) và \(\left( {IV} \right)\)

D. \(\left( {II} \right)\) và \(\left( {IV} \right)\)

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Cho hai tập hợp \(X = \left\{ {n \in N|n} \right.\) là bội của \(2\) và \(\left. 3 \right\},\) \(Y = \left\{ {n \in N|n} \right.\) là bội của \(\left. 6 \right\}.\) Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

A. \(Y \subset X.\)

B. \(X \subset Y.\)

C. \(\exists n:n \in X\) và \(n \notin Y.\)

D. \(X = Y.\)

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Mệnh đề "\(\exists x \in ,{x^2} = 15\)" được phát biểu là:

A. Bình phương của mỗi số thực bằng 15.

B. Có ít nhất một số thực mà bình phương của nó bằng 15.

C. Chỉ có một số thực mà bình phương của nó bằng 15.

D. Nếu \(x\) là một số thực thì \({x^2} = 15.\)

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

A. Với mọi số thực \(x,\) nếu \(x <  - 2\) thì \({x^2} > 4.\)

B. Với mọi số thực \(x,\) nếu \({x^2} < 4\) thì \(x <  - 2.\)

C. Với mọi số thực \(x,\) nếu \(x <  - 2\) thì \({x^2} < 4.\)

D. Với mọi số thực \(x,\) nếu \({x^2} > 4\) thì \(x >  - 2\)

Xem lời giải >>