Tìm hiểu trước các thông tin liên quan đến Đền Hùng và ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
- Thu thập thông tin qua internet, sách báo và các phương tiện truyền thông.
- Đặt câu hỏi đói với những người biết về Đền Hùng và ngày Giỗ tổ hùng Vương, có thể là bất cứ ai như ông bà, cha mẹ, anh chị em để củng cố thêm kiến thức vốn có của mình.
- Đọc trước văn bản ở nhà.
Cách 1
* Đền Hùng
Khu Di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích - xã Hy Cương - thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ, là nơi thờ cúng các vua Hùng đã có công dựng nước, tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Đền Hùng cách trung tâm thành phố Việt Trì 7km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 90km. Từ Hà Nội, du khách có thể đến Đền Hùng bằng đường bộ theo quốc lộ 2 hoặc tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai. Đền Hùng là di tích lịch sử văn hoá đặc biệt quan trọng của quốc gia, được xây dựng trên núi Hùng - thuộc đất Phong Châu - vốn là đất kế đô của Nhà nước Văn Lang 4.000 năm trước đây. Toàn bộ Khu di tích có 4 đền, 1 chùa và 1 lăng hài hoà trong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao rất ngoạn mục, hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thuỷ hội tụ. Toàn khu di tích Đền Hùng xưa kia là rừng già nhiệt đới, đến nay chỉ còn núi Hùng là rậm rạp xanh tươi với 150 loài thảo mộc thuộc 35 họ, trong đó còn sót lại một số cây đại thụ như chò, thông, lụ,…và một vài giống cây cổ sơ như kim giao, thiên tuế,..
* Giỗ tổ Hùng Vương
Ngày giỗ tổ Hùng Vương đã được công nhận là một trong những ngày Quốc lễ của Việt Nam, thể hiện rõ đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Nhân dân Việt Nam có câu lưu truyền từ xa xưa:
''Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.''
Theo sách Hùng Vương và Lễ hội Đền Hùng thì xưa kia việc Giỗ Tổ cử hành vào ngày 12/3 âm lịch, thường thì con cháu ở xa về làm giỗ trước một ngày. Đến thời nhà Nguyễn, định lệ 5 năm mở hội lớn một lần. Hội lớn có quan triều đình, quan hàng tỉnh về làm chủ tế và thường chọn ngày 10/3 âm lịch để Giỗ Tổ. Theo những tài liệu hiện nay còn lưu lại, hình thức sơ khai của Ngày Giỗ Tổ đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử, cách đây hơn 2000 năm. Dưới thời Thục Phán- An Dương Vương. Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945, ngày 18-2-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 22/SL - CTN công nhận Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm. Từ đó đến nay, dù trong những năm tháng kháng chiến cứu nước cũng như sau khi hòa bình lập lại, đất nước thống nhất, ngày 10 tháng 3 năm nào chính quyền và nhân dân vùng đất Tổ cũng kính cẩn làm lễ dâng hương, có đại diện của Nhà nước về dự.
Cách 2- Đền Hùng là tên gọi khái quát của Khu di tích lịch sử Đền Hùng - quần thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, gắn với Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại địa điểm đó hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hiện nay, theo các tài liệu khoa học đã công bố đa số đều thống nhất nền móng kiến trúc đền Hùng bắt đầu được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng trị vì. Đến thời Hậu Lê (thế kỷ 15) được xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô như hiện tại.
- Ngày giỗ Tổ Hùng Vương hoặc Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ là một ngày lễ của Việt Nam. Đây là ngày hội truyền thống của Người Việt tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương. Nghi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm vào mùng 10 tháng 3 Âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và được người dân Việt Nam trên toàn thế giới kỷ niệm và tôn kính.
- Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng còn là dịp để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước, đồng thời còn là dịp quan trọng để chúng ta quảng bá ra thế giới về một Di sản vô cùng giá trị, độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước.
Các bài tập cùng chuyên đề
Phần in đậm (sa pô) trong văn bản Lễ hội đền Hùng cho biết những thông tin gì?
Trong văn bản Lễ hội đền Hùng, hình ảnh này có ý nghĩa gì?
Đọc văn bản Lễ hội đền Hùng và cho biết nội dung chính của lễ hội là gì
Chú ý thái độ của người viết trong văn bản Lễ hội đền Hùng
Các con số 12.4, 13.4, 14.4 trong văn bản Lễ hội đền Hùng cho biết thông tin gì?
Đọc văn bản Lễ hội đền Hùng và cho biết văn hoá lễ hội thể hiện qua lễ hội "5 không" như thế nào?
Sơ đồ hướng dẫn di chuyển trong văn bản Lễ hội đền Hùng cung cấp những thông tin gì?
Quan sát hai bản tin (a và b) trong văn bản Lễ hội đền Hùng, từ đó nhận xét điểm giống nhau và khác nhau về nội dung và hình thức trình bày của hai bản tin này.
Nội dung chính của mỗi bản tin trong văn bản Lễ hội đền Hùng là gì?
Hãy nêu tác dụng của các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh và sơ đồ) trong việc thể hiện thông tin chính của hai văn bản.
Quan điểm, thái độ của người đưa tin được thể hiện như thế nào ở hai văn bản trên? Chi tiết nào giúp em nhận ra điều đó?
Theo em, ưu điểm và hạn chế của mỗi dạng bản tin trên là gì? Vì sao?
Hãy thiết kế một infographic (Đồ họa thông tin) giới thiệu về một lễ hội ở địa phương em đang sinh sống.
Mục đích của văn bản Những điều cần chú ý khi tham gia lễ hội Đền Hùng 2019 là:
Theo em, vì sao người soạn văn bản lễ hội Đền Hùng lại đưa là nội dung “5 không”?
Văn bản Những điều cần chú ý khi tham gia lễ hội Đền Hùng 2019 là văn bản đa phương thức.
Hãy nêu tác dụng của các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh và sơ đồ) trong việc thể hiện thông tin chính của hai văn bản lễ hội Đền Hùng
Quan điểm, thái độ của người đưa tin được thể hiện như thế nào ở hai văn bản trên? Chi tiết nào giúp em nhận ra điều đó?
Theo em, ưu điểm và hạn chế của mỗi dạng bản tin trên là gì? Vì sao?
Dựa vào văn bản lễ hội Đền Hùng, hãy thiết kế một bản đồ hoạ thông tin (infographic) về lễ hội Đền Hùng.
Hãy viết một bản tin về một lễ hội mà em yêu thích.