Đề bài

Cho hình chữ nhật ABCD, M là trung điểm của cạnh BC.

Chứng minh rằng \(\Delta ABM = \Delta DCM\).

Phương pháp giải

Chứng minh 2 tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh – góc - cạnh.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Vì ABCD là hình chữ nhật nên AB=DC; \(\widehat{ABM}=\widehat{DCM}=90^0\) (tính chất hình chữ nhật)

Xét 2 tam giác ABM và DCM có:

AB=DC (cmt)

\(\widehat{ABM}=\widehat{DCM}\) (cmt)

BM=CM (gt)

=>\(\Delta ABM = \Delta DCM\)(c.g.c)

Xem thêm : SGK Toán 7 - Kết nối tri thức

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Hai tam giác vuông ABC (vuông tại đỉnh A) và A’B’C’ (vuông tại đỉnh A’) có các cặp cạnh góc vuông bằng nhau: AB = A'B', AC = A'C' (H.4.45). Dựa vào trường hợp bằng nhau cạnh - góc - cạnh của hai tam giác, hãy giải thích vì sao hai tam giác vuông ABC và ABC bằng nhau.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Cho các điểm A, B, C, D như Hình 4.35. Biết rằng AC vuông góc với BD, EA = EB và EC = ED. Chứng minh rằng:

a) \(\Delta AED = \Delta BEC\)

b) \(\Delta ABC = \Delta BAD\)

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Cho hình vuông ABCD. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của AB và AD (H.4.36). Chứng minh rằng \(BN = CM;BN \bot CM.\)

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Cho hình chữ nhật ABCD. Trên cạnh AD và BC lần lượt lấy 2 điểm E và F sao cho AE = CF (H.4.41). Chứng minh rằng:

a)\(AF = CE\)

b)\(AF // CE\)

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Cho 5 điểm A, B, C, D, E như Hình 4.42, trong đó DA = DC, DB = DE

a) Chứng minh rằng AB = CE

b) Cho đường thẳng CE cắt AB tại F. Chứng minh rằng \(\widehat {BFC} = {90^0}\) 

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Cho hình chữ nhật ABCD. Cho M là trung điểm của cạnh BC. Chứng minh rằng \(\Delta ABM = \Delta DCM\).

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Cho hình vẽ dưới đây. Biết AB = A’B’, HB = H’B’, BC = B’C’.

Chứng minh rằng AC = A’C’.

Xem lời giải >>